- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
"Tác dụng phụ" khi cho bé ăn dặm sớm
>> Yến mạch cho bé ăn dặm
>> Thực phẩm nên tránh theo độ tuổi
Nhiều người mẹ cho con ăn dặm sớm (trước 6 tháng) để mong bé cứng cáp hơn nhưng điều này là sai lầm.
Ăn dặm sớm sẽ dẫn tới những nguy cơ như:
- Bé chán bú mẹ: Khi ăn dặm, bé bú mẹ sẽ ít đi nên khiến mẹ mất sữa sớm. Bé bú mẹ ít đồng nghĩa với thiếu chất dinh dưỡng và kháng thể từ sữa mẹ.
- Bé dễ bị dị ứng thức ăn: Cho ăn dặm sớm làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn, nhất là ở những bé có cơ địa nhạy cảm.
- Nguy cơ béo phì: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn dặm sớm sẽ khiến bé có nguy cơ bị béo phì. Bởi vì dưới 4 tháng tuổi, bé chưa có phản ứng từ chối khi đã no nên người mẹ rất dễ dàng cho bé ăn dặm quá số lượng. Điều này dễ làm bé bị thừa cân về sau.
- Bé dễ bị rối loạn tiêu hóa: Trong 6 tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt chỉ phù hợp với tiêu hóa sữa. Hệ tiêu hóa của bé chưa đủ men tiêu hóa để “xử lý” tinh bột và các chất khác từ thức ăn. Vì vậy, cho ăn dặm sớm làm tăng nguy cơ tiêu chảy… cho bé.
- Hại thận của bé: Trước 6 tháng tuổi, cơ thể bé khá khó khăn khi tiêu hóa chất béo từ thức ăn. Một số chất không thể tiêu hóa nổi sẽ bài tiết ra ngoài. Những thức ăn như thịt, trứng… nếu được cho ăn sớm sẽ gây hại thận của bé.
Sau giai đoạn bú mẹ hoàn toàn, bé cần được bổ sung thức ăn khác (ngoài sữa mẹ) để đủ nhu cầu về năng lượng và phát triển. Theo tiến sĩ Phan Bích Nga (Khoa Khám tư vấn trẻ em, Viện Dinh dưỡng), từ 6 tháng tuổi, năng lượng từ sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi giai đoạn này, bé cần khoảng 700kcal/ngày. Do vậy, ăn dặm là cần thiết để bù đắp khoảng năng lượng bị thiếu hụt do sữa mẹ. Lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cần tăng lên khi bé lớn lên (tăng về số lượng và độ đặc dần lên). Nếu không cho ăn dặm thời điểm này, bé sẽ còi cọc, chậm phát triển.
Bé cần được bổ sung sắt qua thức ăn dặm Nếu cho bé ăn dặm muộn hoặc ăn dặm không đủ dinh dưỡng, bé sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt. Giai đoạn bé dễ bị thiếu sắt nhất là 6-12 tháng tuổi và nguy cơ thiếu máu cũng cao nhất ở độ tuổi này. |
Phương Thảo (tổng hợp)
- Dinh dưỡng cho bé cai sữa (17:12:00 03/07/2013)
- Nên và không nên khi cai sữa (14:04:00 02/07/2013)
- Dị ứng sữa bột (14:59:00 01/07/2013)
- Nguyên nhân và khắc phục chứng lười ăn (16:54:00 22/06/2013)
- Thắc mắc về sữa mẹ khi bé 8 tháng tuổi (14:45:00 21/06/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |