Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Nguyên nhân và khắc phục chứng lười ăn

16:22:30 22/06/2013

>> Con quá lười ăn, mẹ bé có nên cho uống hồng sâm nước?
>> Lười (lười) ăn ở bé 1-2 tuổi
>> Phòng chống lười ăn ở bé

Cố ép con ăn nhiều, cho bé ăn vặt rải rác suốt ngày, xúc cho con ăn khi bé đã có thể tự dùng thìa... là những lý do khiến bé lười ăn.

Nhiều người mẹ có con 1-5 tuổi rất hay than thở vì bé lười ăn. Tình trạng này xảy ra khi bé có vẻ không ăn đủ, chẳng bao giờ đói hay không ăn trừ phi được người khác xúc.

Nguyên nhân bé chán ăn

Bé có thể tăng tới 6,8kg trong năm đầu đời. Từ 1 tuổi đến 5 tuổi, nhiều bé thường chỉ tăng 1,8-2,2kg mỗi năm. Bé ở độ tuổi này vẫn được coi là bình thường nếu 3-4 tháng không tăng cân nào.

Miễn là con vẫn phát triển bình thường, sự thích ăn của bé có thể tự nhiên chững lại và bạn không cần quá lo lắng.
Khi bé không tăng trưởng nhanh, bé cần ít năng lượng và dường như không có cảm giác thèm ăn (điều này được gọi là lười ăn sinh lý). Việc bé lựa chọn ăn bao nhiêu được kiểm soát bởi trung tâm thèm ăn trong não. Bé ăn đủ với mức chúng cần để tăng trưởng và duy trì hoạt động.

Nhiều cha mẹ cố gắng ép con ăn nhiều hơn mức bé cần vì họ sợ việc con lười ăn có thể khiến sức khỏe kém và thiếu dinh dưỡng. Điều này làm bé càng chán ăn.

Giúp con đủ dinh dưỡng và loại bỏ cảm giác lo lắng ở cha mẹ 

Sự lo lắng của bố mẹ về việc con không ăn đủ có thể dẫn đến những cách cho ăn không phù hợp. Một số người đánh thức con dậy giữa đêm để cho bé ăn. Một số khác thì cứ cách một giờ lại cho con ăn một lần, rải rác suốt ngày. Số khác nữa thì cho phép ăn vặt nhiều hơn cả bữa chính.

Không ít người mẹ còn cố làm bé cảm thấy có tội lỗi khi không ăn bằng cách nói về những em bé bị chết đói trên thế giới. Có người còn dọa nạt: "Nếu con không ăn thứ mẹ đã nấu, nghĩa là con không yêu mẹ". Một số phụ huynh ép con ngồi trong ghế ăn quá lâu, khi bữa ăn đã kết thúc.

Sai lầm phổ biến nhất là dùng đủ mọi cách để dụ bé há miệng và mẹ tranh thủ đút thức ăn.

- Để con được quyết định lượng ăn bao nhiêu trong mỗi bữa. Cha mẹ cần tin vào trung tâm thèm ăn trong não của bé. Bé ăn đủ mức bé cần. Não của con bạn sẽ đảm bảo bé ăn đủ năng lượng để duy trì hoạt động và phát triển. Sau 2-4 tuần, bé có thấy thèm ăn trở lại.

- Mang đến cho con bữa ăn cân bằng, đủ chất. Nếu bé đói, bé sẽ ăn. Nếu bé không đói, bé sẽ ăn nhiều hơn vào bữa sau. Thậm chí nhắc nhở con ăn hay ép bé ăn nhiều hơn sẽ khiến bé chống đối.

- Cho bé ăn một bữa phụ nhỏ giữa các bữa chính. Lý do phổ biến nhất mà một số bé không bao giờ cảm thấy đói là do ăn quá nhiều đồ ăn vặt. Hãy để bé vào bữa chính với chiếc dạ dày rỗng. Bé không nên ăn quá hai bữa phụ mỗi ngày, với các thực phẩm bổ dưỡng. Nên để bữa phụ bằng 1/3 lượng của bữa chính.

- Khi bé khát giữa bữa ăn, hãy cho bé uống nước. Hạn chế lượng nước quả bé uống dưới 178ml mỗi ngày. Có thể cho con bỏ qua bữa phụ nếu bé không thích. Thậm chí nhịn vài bữa ăn cũng không hại gì.

- Không bao giờ xúc cho con ăn nếu bé đã có khả năng tự xúc ăn.

- Bố mẹ của những bé lười ăn có khuynh hướng xúc đầy thìa thức ăn, làm trò và cố gắng "lừa" để con há miệng. Khi bé đủ lớn để xúc (thường là 12-15 tháng) không nên đút cho con ăn. Nếu con bạn đói, bé sẽ tự xúc ăn. Ép ăn là nguyên nhân chính của những "trận chiến" ăn uống.

- Cho con ăn bốc nhiều hơn. Ăn bằng tay có thể bắt đầu từ khi bé 6-8 tháng. Cách này cho phép bé tự ăn khi chưa biết cách dùng thìa.

- Giới hạn lượng sữa con uống mỗi ngày khoảng dưới 480ml. Sữa chứa nhiều năng lượng như đồ ăn dặm. Uống quá nhiều sữa hay nước quả có thể khiến bé no và không còn muốn ăn.

- Cho con ăn từng lượng nhỏ - ít hơn phần bạn nghĩ con sẽ ăn được. Bé sẽ chán ăn nếu bố mẹ bày ra lượng thức ăn quá nhiều. Nếu bạn mang đến cho con một ít đồ ăn, bé sẽ có nhiều khả năng ăn hết và thấy vui vì điều đó. Nếu bé muốn ăn thêm, bạn hãy đợi con yêu cầu. Tránh cho bé ăn những thực phẩm mà con cực kỳ ghét (ví dụ như một số loại rau).

- Xem xét việc bổ sung vitamin hằng ngày cho bé. Việc này không hại với liều lượng thông thường và có thể giúp bạn đỡ lo lắng về khả năng ăn uống của con.

- Tạo sự dễ chịu khi ăn. Kéo bé vào cuộc trò chuyện vui vẻ trong bữa ăn. Tránh biến giờ ăn thành "cuộc chiến" với những lời chỉ trích, hò hét, ép buộc.

- Tránh trò chuyện về việc ăn uống của bé. Đừng tranh luận về việc bé ăn ít thế nào với người khác. Tương tự, đừng khen ngợi khi con ăn được nhiều. Bé nên ăn vì chính bản thân chúng chứ không phải để làm hài lòng bố mẹ.

- Không kéo dài bữa ăn. Đừng bắt con ngồi trong bàn ăn tối sau khi mọi người trong gia đình đã ăn xong. Điều này sẽ chỉ khiến bé tăng cảm giác khó chịu về bữa ăn.

Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nếu:

- Bé giảm cân.

- Bé không tăng chút cân nào trong vòng 6 tháng.

- Ngoài lười ăn, bé có thêm những triệu chứng bệnh, chẳng hạn như tiêu chảy hay sốt.

- Bé ọe hay nôn ra một số thức ăn.

- Có người phạt con vì bé không ăn.

- Bạn đã thực hiện các hướng dẫn để cải thiện khả năng ăn uống của con ở nhà trong vòng một tháng mà không hiệu quả.

- Bạn có những lo lắng hay thắc mắc nào khác về khả năng ăn uống của con.

Cách chính để ngăn các cuộc chiến ăn uống là dạy cho con cách tự ăn sớm nhất có thể. Ở thời điểm bé 6-8 tháng, bắt đầu cho con ăn bốc. Khi 12 tháng, bé bắt đầu dùng thìa và bé nên có khả năng tự xúc khi 15 tháng tuổi.

Khi bạn cho con ăn (trước khi bé đủ lớn để tự xúc ăn), bạn có thể đợi đến lúc bé thể hiện đã thực sự muốn ăn (chẳng hạn như rướn người về phía trước) mới đút thìa. Khi bé không muốn ăn nữa (như lắc đầu, quay đầu đi) thì thôi. Đừng làm mọi cách đưa thức ăn vào miệng bé chỉ vì bé vô tình há miệng ra. Đừng cố gắng để bé ăn bằng hết thức ăn trong đĩa hay uống sạch bình sữa.

Theo VnExpress (Children's Physician Network)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo