- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Sâu răng sữa
Nhiều cha mẹ nghĩ răng sữa sâu thì không cần điều trị vì sau này sẽ được thay bằng răng trưởng thành. Tuy nhiên theo các bác sĩ, răng sữa sâu, hỏng gây rụng răng trước tuổi sẽ không tốt cho bé.
Khi bị sâu răng, bé sẽ bị đau, buốt gây lười ăn, dẫn tới thiếu hụt chất dinh dưỡng. Sâu răng sữa có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm… phải điều trị.
Sâu răng sữa không được điều trị sẽ ảnh hưởng tới tiến trình mọc răng vĩnh viễn. Nguyên nhân là khi răng sữa rụng quá sớm khiến lợi bị cứng lâu, xơ hóa gây cản trở và chậm mọc răng trưởng thành. Lợi xơ còn làm răng dễ mọc lệch, mọc nghiêng.
Nguyên nhân sâu răng sữa
Mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện; men răng còn mỏng nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Mẹ ăn uống thiếu canxi khi mang bầu làm bé có mầm răng yếu, dễ bị sâu.
Bé ăn quá nhiều đồ ngọt.
Mẹ lười hoặc không vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách.
Bé bú bình hay bé sinh mổ làm tăng nguy cơ bị sâu răng sữa.
Điều trị
Ngay khi bé bị sâu răng hoặc có vấn đề ở răng, cha mẹ cần đưa bé đi nha sĩ sớm.
Phòng sâu răng sữa
Khi mang bầu, mẹ nên tăng cường đồ ăn giàu canxi như tôm, cá, cua…
Ngay từ bé, mẹ nên cho bé tắm nắng thường xuyên để bé có đủ vitamin D, tốt cho răng và xương.
Sau khi cho bé ăn hoặc bú xong, mẹ nên lau miệng cho bé bằng khăn xô sạch nhúng nước muối ấm, loãng (không dùng nước muối đặc vì nước muối đặc làm hỏng men răng của bé).
Với bé lớn hơn thì nên cho bé uống nước lọc sau khi ăn xong.
Không cho bé ngậm bình sữa khi ngủ.
Hạn chế những loại nước uống nhiều đường, sữa cho bé vào buổi tối.
Giúp bé bỏ thói quen ngậm đồ vật trong miệng vì dễ đưa vi khuẩn vào miệng, gây sâu răng.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Viêm da dị ứng ở bé mùa lạnh (09:48:00 20/09/2013)
- Mày đay ở bé (09:45:00 20/09/2013)
- 5 bé mù mắt vì nhầm tưởng đau mắt đỏ (16:39:00 18/09/2013)
- Sai lầm khi chăm bé sốt xuất huyết (16:10:00 18/09/2013)
- Mẩn ngứa ở bé (09:45:00 17/09/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |