- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Mắc dị vật ở tai, mũi, họng
Dị vật tai mũi họng rất thường gặp trong đời sống hàng ngày ở các bé.
Có dị vật được lấy bỏ dễ dàng, không để lại biến chứng. Nhưng cũng có trường hợp bé phải cấp cứu. Nếu không xử trí kịp thời, dị vật tai mũi họng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho bé như: ngạt thở cấp; áp-xe thực quản; viêm xoang; thủng màng nhĩ…
Dị vật ở tai
Những dị vật thường gặp: Hạt cườm, mẩu đồ chơi, côn trùng sống…
Dấu hiệu: Nhiều trường hợp, bé không có triệu chứng gì mà chỉ được phát hiện dị vật tình cờ khi đi khám bệnh.
Những cách lấy dị vật: Bơm rửa bằng nước; Dùng kẹp gắp; Dùng dụng cụ có móc để gắp dị vật; Ông hút…
Với dị vật là côn trùng sống, bé có thể được sơ cứu bằng nhỏ nước muối hoặc nước sạch vào tai; sau đó, gợi ý bé nằm nghiêng về bên đối diện để côn trùng có thể bỏ ra ngoài.
Lưu ý với cha mẹ: Không cố gắng lấy dị vật ở tai cho bé. Hành động này có thể đẩy dị vật vào sâu hơn hoặc làm tổn thương tới màng nhĩ của bé.
Dị vật ở mũi
Những dị vật thường gặp: Hạt cườm, mảnh đồ chơi, sỏi, đồ ăn, cục pin…
Dấu hiệu: Bé bị chảy mũi một bên và có mùi hôi.
Những cách lấy dị vật: Trước khi lấy dị vật, bác sĩ thường nhỏ mũi để giảm phù nề cho bé. Nếu dị vật là pin thì cần được lấy càng sớm càng tốt, bởi pin sẽ bị phân hủy bởi dịch mũi và làm hoại tử mũi của bé.
Lưu ý: Cha mẹ không cố gắng lấy dị vật vì khi ấy có thể đẩy dị vật rơi xuống họng, rất nguy hiểm cho bé.
Dị vật ở họng
Những dị vật thường gặp: Đồ chơi, xương, thức ăn…
Dấu hiệu: Bé đau, nuốt vướng.
Lưu ý: Cha mẹ không nên dùng ngón tay móc họng bé vì sẽ làm tổn thương niêm mạc họng của bé; đẩy dị vật vào sâu hoặc làm dị vật bị gãy đầu ngoài khiến việc lấy dị vật càng khó khăn hơn.
Cha mẹ không dùng vật cứng ngoáy họng hay cố đẩy dị vật trôi xuống dạ dày. Không cho bé nuốt cục cơm to hoặc ăn miếng hoa quả to. Cũng không nên lấy tay vuốt xuôi vì có thể làm dị vật chui xuống phổi, khiến bé lâm vào tình trạng nguy hiểm hơn.
Khi bé bị mắc dị vật họng, cần đưa bé tới bệnh viện ngay.
Phòng tránh
Cha mẹ nên chú ý trong việc chế biến và cho con ăn để tránh bé bị hóc, nghẹt. Cho bé ăn thức ăn phù hợp với độ tuổi. Thức ăn của bé phải không có xương, đặc biệt không có xương lẫn thức ăn mềm, có nước như canh, soup, cháo…
Không cho bé vừa ăn vừa nô đùa, chạy nhảy…
Sơ cứu bằng thủ thuật Heimlich
Thủ thuật Heimlich là thủ thuật dùng để cấp cứu khi có dị vật lọt vào đường thở và choán gần hết diện tích của đường thở. Nguyên tắc là tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào hai buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành để đẩy dị vật ra ngoài.
Với bé dưới một tuổi, cần đặt bé nằm sấp đầu thấp trên một cánh tay mẹ; mẹ dùng lòng bàn tay kia vỗ lưng 5 lần mạnh và nhanh cho bé (vỗ ở vùng giữa hai xương bả vai). Sau đó, lật ngửa bé trở lại.
Nếu bé còn khó thở, dùng 2 ngón tay ấn ngực bé 5 lần.
Với bé lớn hơn thì đặt bé nằm sấp, vắt qua đùi mẹ, vỗ 5 cái vào vùng lưng cho bé.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Chảy máu cam ở bé (16:55:00 25/09/2013)
- Sâu răng sữa (09:51:00 20/09/2013)
- Viêm da dị ứng ở bé mùa lạnh (09:48:00 20/09/2013)
- Mày đay ở bé (09:45:00 20/09/2013)
- 5 bé mù mắt vì nhầm tưởng đau mắt đỏ (16:39:00 18/09/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |