- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Đau mắt đỏ ở bé
Triệu chứng đau mắt đỏ có thể khác nhau, tùy bé. Dấu hiệu dễ nhận thấy là mắt bé bị đỏ, chảy nhiều dử, khó chịu, sưng lên và như dính vào nhau.
Nguyên nhân
- Bé nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
- Do dị ứng: Thường gặp ở bé có cơ địa mẫn cảm. Bé bị đau mắt đỏ là do dị ứng phấn hoa, cỏ dại, lông động vật, hóa chất…
- Do bé mắc một số bệnh có liên quan tới tình trạng đau mắt đỏ như bệnh về tai, viêm xoang, viêm họng…
Cơ chế lây nhiễm
Nhiều phụ huynh lầm tưởng đau mắt đỏ lây qua thị giác nhưng thực ra, bệnh lây từ dịch của mắt (dử mắt hoặc nước mắt). Bé có thể bị đau mắt đỏ nếu tiếp xúc hay dùng chung đồ vật (nhất là khăn mặt) với người bị bệnh.
Nếu là mùa hè, bé đi bơi thì càng có nguy cơ bị đau mắt đỏ từ bể bơi.
Đau mắt đỏ ở bé sơ sinh: Mẹ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục; nhiễm vi khuẩn hay virus khi sinh nở thì bé chào đời có thể bị đau mắt đỏ.
Để phòng tránh, bác sĩ thường nhỏ mắt cho bé bằng kháng sinh, vệ sinh mắt cho bé ngay sau khi bé chào đời. Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc nhỏ mắt kháng sinh có thể gây viêm màng kết cho bé.
Phòng tránh
Trước khi mang thai, mẹ nên điều trị dứt điểm các loại bệnh để tránh lây bệnh cho bé, trong đó có bệnh đau mắt đó.
Mẹ không nên cho bé dùng chung khăn mặt với người trong nhà.
Không cho bé dùng chung thuốc nhỏ mắt với người trong nhà.
Luôn vệ sinh bàn tay bé sạch sẽ vì nếu bé dùng tay dụi mắt thì vi khuẩn hay virus có thể theo bàn tay, gây bệnh cho mắt.
Mẹ nên rửa tay sạch sẽ trước và sau khi nhỏ mắt hay lau mặt cho bé.
Với khăn xô, khăn mặt của bé thì mẹ nên thường xuyên giặt sạch, phơi nắng khô.
Với bé có tiền sử dị ứng, mẹ nên cách ly bé khỏi những yếu tố gây dị ứng.
Dấu hiệu nên đưa bé đi khám
Khi mẹ nghi ngờ bé bị đau mắt đỏ thì nên đưa bé đi khám sớm. Không nên tự ý điều trị cho con vì có thể làm bé bị biến chứng của bệnh đau mắt đỏ, làm tổn thương tới thị lực của bé; thậm chí có thể làm bé bị mù.
Mẹ nên cho bé nghỉ học trong thời gian bé bị đau mắt đỏ để tránh lây lan.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Mắc dị vật ở tai, mũi, họng (16:58:00 25/09/2013)
- Chảy máu cam ở bé (16:55:00 25/09/2013)
- Sâu răng sữa (09:51:00 20/09/2013)
- Viêm da dị ứng ở bé mùa lạnh (09:48:00 20/09/2013)
- Mày đay ở bé (09:45:00 20/09/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |