- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Xoay ngôi thai
Khi phát hiện ngôi thai ngược, bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật xoay ngôi thai cho mẹ bầu.
Điều kiện xoay ngôi thai
Thai và tử cung bình thường: Mẹ không có tiền sử sảy thai hay mổ tử cung.
Xương chậu bình thường, không hẹp.
Phải là thai đơn.
Thai phụ không bị cao huyết áp.
Thai chưa tụt xuống xương chậu.
Thời gian để xoay ngôi thai là trước tuần thứ 32 tới tuần thứ 36. Bởi vì trước tuần 32, thai nhi có thể tự xoay lại; sau tuần 36, thai nhi hầu như không có khả năng tự xoay. Tuy nhiên, nếu sau tuần 36, thậm chí gần tới ngày sinh, thai nhi vẫn chưa lọt xương chậu của mẹ, khoang tử cung rộng thì thai nhi vẫn có thể tự xoay.
Nhóm thai phụ không thể tiến hành xoay thai: Mang đa thai, ra máu hay đa ối.
Lưu ý trước khi xoay thai
Thai phụ cần giữ tinh thần thoải mái, đi tiểu hết.
Thai phụ cần hít thở sâu và phối hợp với bác sĩ khi xoay ngôi thai.
Thủ thuật xoay ngôi thai
Có hai hình thức xoay ngôi thai là xoay ngoài và xoay trong (tức là một tay của bác sĩ ở bên trong tử cung mẹ, một tay đặt trên bụng mẹ khi tiến hành kỹ thuật xoay). Bình thường, các bác sĩ chỉ áp dụng kỹ thuật xoay ngoài.
Ban đầu, bác sĩ tiến hành tiêm thuốc giãn tử cung cho mẹ và bắt đầu xoay ngôi thai (bằng cách đặt tay trên bụng bầu và tiến hành xoay). Xoay ngôi thai thành công hơn nếu đây là lần mang thai thứ hai của người mẹ.
Xoay ngôi thai thường an toàn cho mẹ và thai
Thông thường, kỹ thuật xoay thai ngoài không gây hại gì cho mẹ và thai. Nếu trong khi xoay thai bác sĩ thấy mẹ bị đau tử cung hoặc tim thai thay đổi thì bác sĩ sẽ cho dừng lại.
Có thể xuất hiện biến chứng nhỏ
Xoay thai có thể làm nhau thai bị đứt khỏi thành tử cung. Hậu quả làm thai phụ buộc phải mổ đẻ sau đó.
Quá trình xoay thai còn có thể làm giảm nhịp tim thai. Nếu nhịp tim thai không quay lại bình thường, người mẹ buộc phải mổ đẻ ngay. Đó là lý do xoay ngôi thai phải được tiến hành bởi các bác sĩ có kinh nghiệm, trong những bệnh viện lớn đề phòng trường hợp phải mổ đẻ khẩn cấp.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Tìm hiểu ngôi sau (14:27:00 21/10/2013)
- Tìm hiểu ngôi ngang (15:22:00 15/10/2013)
- Tìm hiểu ngôi mông (15:22:00 15/10/2013)
- Tìm hiểu ngôi đầu (15:21:00 15/10/2013)
- Phòng tránh sinh non (15:53:00 11/10/2013)
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |