- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Dấu hiệu bắt đầu chuyển dạ
Nếu có những dấu hiệu dưới đây, rất có thể mẹ sắp chuyển dạ.
Đau lưng
Những cơn đau lưng báo hiệu chuyển dạ là đau âm ỉ ở lưng dưới. Đó là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đã mềm và “chín” chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.
Có cảm giác đói
Khi thời điểm sinh nở đến gần, mẹ sẽ cảm thấy hơi đói nhưng dễ chịu. Hiện tượng trên là do đầu của thai nhi chuyển dịch xuống khung chậu, dạ dày không bị thai nhi chèn nữa.
Có nhiều chất nhầy vùng kín
Khi mẹ chuyển dạ, chất nhầy sẽ ra nhiều hơn do cổ tử cung giãn ra. Thường thì chất nhầy màu trắng đục. Nếu có lẫn màu máu đỏ thẫm thì đó cũng là tín hiệu báo rằng thời gian sinh nở đã đến.
Buồn đi tiểu liên tục
Khi gần sinh nở, đầu thai nhi sẽ chuyển dịch xuống chèn vào bàng quang làm cho mẹ phải đi tiểu nhiều hơn. Thậm chí, mẹ đi tiểu rất nhiều lần nhưng vẫn có cảm giác là đi tiểu chưa hết.
Bụng cứng
Vào giai đoạn cuối, mỗi ngày thai nhi co người lại nhiều lần làm cho mẹ cảm thấy bụng bị co cứng liên tục, càng gần ngày sinh thì số lần bụng bị cứng càng nhiều hơn.
Thai nhi ít đạp
Trong khoảng thời gian 2-3 tuần trước ngày sinh, do đầu của thai nhi chuyển xuống vùng dưới khung chậu; đồng thời dạ con co lại nên mẹ cảm thấy thai nhi ít đạp hơn.
Căng đùi
Cảm giác căng đùi hoặc đau vùng thắt lưng cũng là một dấu hiệu báo sắp đến ngày sinh, vì lúc đó thai nhi đã chuyển xuống vùng dưới khung chậu, chèn vào hệ thần kinh gây căng đùi.
Bụng tụt xuống thấp
Khi đầu em bé xoay thấp xuống xương chậu là bé đã sẵn sàng để chào đời và thường được gọi là “sa bụng”. Trọng lượng của bé sẽ không còn đè nặng cơ hoành của mẹ lâu hơn nữa và mẹ sẽ được thở phào nhẹ nhõm vì sắp được đón bé yêu.
Đau co tử cung
Sự bối rối lớn nhất khi chuyển dạ là khó có thể phân biệt cơn co thật và giả. Khi gần tới ngày sinh, mẹ có thể cảm thấy cái gì đó như các cơn co không thoải mái và cường độ khác nhau. Không nhẹ nhàng như các cơn tử cung của chuyển dạ giả, chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức mẹ không thể đi lại hay nói chuyện khi đó.
Vỡ ối
Túi chất lỏng bao quanh em bé có thể vỡ ra bất cứ lúc nào trong quá trình chuyển dạ. Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu.
Điều gây bối rối ở đây là những phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể xảy ra tình trạng không thể kiểm soát được như đầu bé thúc vào bàng quang gây rỉ nước tiểu. Làm thế nào mẹ biết đó là nước tiểu hay nước ối? Với trường hợp bất thường thì miếng băng vệ sinh không thể thấm đẫm ngay được vì chất lỏng không chảy liên tục.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Cơn gò Braxton Hicks (14:50:00 01/11/2013)
- Tìm hiểu sinh con dưới nước (14:44:00 01/11/2013)
- Xoay ngôi thai (14:30:00 21/10/2013)
- Tìm hiểu ngôi sau (14:27:00 21/10/2013)
- Tìm hiểu ngôi ngang (15:22:00 15/10/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |