- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Băng huyết sau sinh
Băng huyết sau sinh là tình trạng mất quá nhiều máu (hơn 0,5-1 lít máu) ngay sau khi sinh con hoặc trong vài tuần đầu tiên sau sinh.
Băng huyết sau sinh xảy ra ở khoảng 1 trong 50 ca sinh, thường là ngay sau khi sinh. Chỉ có một vài phụ nữ có xuất huyết muộn, xảy ra hơn 24 tiếng sau khi sinh. Băng huyết sau sinh nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Những nguyên nhân của băng huyết sau sinh
Trong hầu hết các trường hợp, băng huyết sau sinh là do các cơ tử cung “kiệt sức” sau cơn chuyển dạ kéo dài; co giãn quá mạnh của tử cung do mang đa thai; do thừa nước ối hoặc thai nhi quá lớn, nhau thai bám thấp...
Ít gặp hơn là băng huyết do vết rách trong cổ tử cung (hoặc âm đạo) trong khi sinh. Vết rách này nhiều khả năng xảy ra nếu em bé được sinh ra nhanh chóng (phải dùng kẹp hay hút hỗ trợ).
Cuối cùng, băng huyết có thể do các mảnh vỡ của nhau thai còn sót lại trong tử cung hoặc tử cung bị nhiễm trùng.
Các triệu chứng của xuất huyết sau sinh
Triệu chứng chính của băng huyết là mất quá nhiều máu tươi. Xuất huyết muộn có thể xảy ra từ 24 tiếng tới 6 tuần sau sinh. Triệu chứng có thể gồm: âm đạo chảy máu đột ngột, có màu đỏ tươi; đau bụng, sốt... Xuất huyết đột ngột, nghiêm trọng có thể dẫn tới shock.
Điều trị
Nếu băng huyết sớm là do tử cung co bóp kém, sản phụ có thể được tiêm thuốc để giúp tử cung co bóp tốt. Bác sĩ cũng có thể massage bụng cho sản phụ. Nếu các biện pháp này không hiệu quả, các loại thuốc khác có thể tiếp tục được chỉ định để giúp tử cung co bóp hết.
Nếu vẫn còn chảy máu, phẫu thuật có thể được chỉ định. Trong trường hợp hiếm, phẫu thuật cắt bỏ tử cung là điều cần thiết.
Nếu xuất huyết do nhau thai còn sót lại thì có thể được xử lý bằng cách lấy hết nhau thai qua âm đạo. Nếu mất máu do vết rách cổ tử cung (hoặc âm đạo) thì chúng sẽ được khâu lại.
Nếu băng huyết muộn là kết quả của nhiễm trùng, thuốc kháng sinh sẽ được quy định. Nếu vẫn tiếp tục chảy máu, phẫu thuật sẽ giúp kiểm tra tử cung và loại bỏ bất kỳ mảnh vỡ còn lại của nhau thai.
Máu bị mất do xuất huyết có thể được thay thế bằng truyền máu.
Ngọc Huê
- Tiểu cầu thấp ở thai phụ (16:36:00 26/11/2013)
- Canxi hóa bánh nhau cuối thai kỳ (16:31:00 26/11/2013)
- Trước khi có thai, tôi nên tiêm phòng gì (15:02:00 19/11/2013)
- Bị sốt nhẹ và nổi nốt đỏ ở lưng, có phải tôi mắc thủy đậu? (15:01:00 19/11/2013)
- Xương đùi thai nhi ngắn (15:34:00 03/11/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |