- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Khi bé thích ngoáy mũi
Bé mới biết đi của bạn có thể phát hiện ra những thú vui đặc biệt như ngoáy mũi. Bé có thể ngoáy mũi mọi lúc, mọi nơi, kể cả những nơi đông người hay khi đang ăn uống.
Lý do
Bé ngoáy mũi có thể do bé đang chán, căng thẳng hoặc đơn giản chỉ do tò mò. Sau đó, bé có thể thành thói quen: bé luôn cảm giác khó chịu vì có dử trong mũi mà cần phải ngoáy bỏ.
Điều cha mẹ cần biết
Cũng giống những thói quen khác như cắn móng tay, tự giật tóc ở bé, khi thấy bé ngoáy mũi, cha mẹ đừng vội la mắng hay kéo tay bé ra khỏi mũi ngay lập tức hoặc đưa ra bất kỳ sự chú ý tiêu cực nào khác. Điều này chỉ khiến bé thấy thói quen của mình thật “hấp dẫn” hoặc dùng thói quen đó để tìm kiếm sự chú ý và quan tâm từ cha mẹ.
Với cha mẹ, ngoáy mũi có thể là việc mất vệ sinh nhưng bé có khi, còn không nhận ra được việc bé đang làm.
Điều cha mẹ nên làm
Khi bé đủ lớn để bắt đầu quan tâm tới những gì người khác nghĩ về mình thì bé sẽ biết không nên ngoáy mũi ở chốn đông người. Cha mẹ có thể tìm một số cách để bé không ngoáy mũi liên tục, thành thói quen mất vệ sinh như sau:
- Cố gắng đánh lạc hướng của bé và tìm cho bé những trò chơi làm bận bịu đôi tay như chơi với những con rối tay; cùng bé nguệch ngoạc trên giấy; hoặc cùng bé chơi thổi bong bóng.
- Nếu bé ngoáy mũi nhiều dẫn tới chảy máu, mẹ hãy giải thích cho bé biết bé đã làm tổn thương mũi thế nào. Cố gắng không để bé trở thành nghiện ngoáy mũi. Nếu bé không thể từ bỏ việc ngoáy mũi, dù mũi chảy máu, mẹ hãy đưa bé đi bác sĩ tâm lý.
- Bé ngoáy mũi còn có thể do bé bị dị ứng. Mẹ cũng cần cho bé đi khám bác sĩ khoa tai mũi họng để bác sĩ kiểm tra cho bé.
Phương Thảo
- Khi bé hay gặm móng tay (09:52:00 25/05/2014)
- 5 gợi ý để bé nghe lời cha mẹ (15:15:00 13/05/2014)
- Khi bé hay la hét (15:06:00 04/04/2014)
- Đối phó khi bé đập đầu vào tường (14:52:00 04/04/2014)
- ‘Xử lý’ bé thích giật tóc (14:38:00 04/04/2014)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |