Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Xử trí bé thích ném đồ vật

10:45:00 15/06/2014

Mẹ sẽ mệt mỏi nếu cứ phải đi nhặt đồ chơi, đồ ăn hoặc điện thoại di động của mẹ vừa bị bé ném đi. Để ngăn chặn thói quen ném đồ vật vô tội vạ của bé, mẹ cần lưu ý vài điều như sau.

Hiểu thói quen ném đồ của bé

Dù bé có ném thú nhồi bông của bé hay hất tung chiếc bát ăn cháo từ trên ghế cao thì đó cũng chỉ là cách để bé thử nghiệm nếu ném đồ vật thì chuyện gì sẽ xảy ra.

Bất kỳ kỹ năng mới nào, bao gồm cả kỹ năng ném đồ vật vào không trung cũng là khá thú vị với bé tuổi chập chững biết đi. Các bé đang bị cuốn hút vào những hoạt động nhân – quả. Bé muốn biết điều gì sẽ xảy đến khi bé tung cái bát và cái thìa xuống sàn. Hoặc bé muốn quăng đồ vật để phản đối mẹ khi mẹ bắt bé phải trả lại điện thoại di động, bé có thể ném điện thoại đi như một sự phản đối.

Những điều cha mẹ nên biết

Nếu mẹ nghĩ hành động ném đồ vật của bé là sai trái và cấm bé ném mọi thứ thì mẹ hãy nghĩ lại. Bởi như đã nói, ném đồ vật với bé chỉ như trò chơi, mẹ càng cấm, bé càng muốn chơi. Đến một lúc nào đó, khi bé lớn hơn bé sẽ biết các cách khác để chơi với đồ vật ngoài ném nó thì khi ấy, hành động này của bé sẽ tự động chấm dứt.

Cho đến khi đó, mẹ hãy thử:

- Chỉ cho bé thấy một số vật như quả bóng, máy bay giấy, cái gối là những đồ vật có thể ném vui chơi. Còn những vật như sách, bút, xe đồ chơi, món ăn, điện thoại của mẹ… thì không ném được. Tiếp đến, mẹ chỉ cho bé những địa điểm bé có thể ném bóng như ở ngoài sân, ngoài nhà không phải ở phòng bếp trong nhà.

- Khi thấy bé chuẩn bị ném vật gì đó không được phép, mẹ hãy nhanh chóng lấy lại đồ vật đó. Mẹ giải thích cho bé vì sao đồ vật này không ném được, ví dụ, ném điện thoại của mẹ sẽ bị hỏng điện thoại; ném đồ chơi vào anh (chị) của bé sẽ làm anh chị bị đau… Mẹ không được nao núng khi bé khóc lóc hoặc đòi cho được vật muốn ném. Thay vào đó, mẹ nên nhanh chóng đánh lạc hướng bé sang hoạt động khác hoặc cho bé thứ bé có thể ném.

- Nếu thói quen ném đồ của bé bắt nguồn từ sự thất vọng của bé, mẹ hãy dạy bé cách khác để đối phó với sự tức giận. Mẹ hãy khuyến khích bé sử dụng lời nói bày tỏ bức xúc: “Con hãy cho mẹ biết sao con tức giận thế?” và khuyến khích bé nói ra. Tiếp đến, cho bé tham gia một hoạt động thể chất để xả stress như cho bé chạy bộ bên ngoài, cho bé đất nặn để bé nặn đồ chơi…

Để ngăn chặn bé ném đồ vật

Mẹ hãy cho bé nhiều cơ hội để bé ném những vật được phép. Mẹ cùng bé chơi tung vòng hoặc chơi tung – bắt bóng…

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo