Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Băng huyết sau sinh

10:10:00 15/03/2013
Băng huyết sau sinh là một trong 5 tai biến sản khoa (gồm băng huyết, vỡ tử cung, sản giật, nhiễm khuẩn và uốn ván sơ sinh) thường gặp, chiếm tỉ lệ 2-10% tổng số ca sinh.

>> Rạch tầng sinh môn và cách chăm sóc sau sinh
>> Cách chăm sóc vết mổ sau sinh

Nguyên nhân

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hữu Thuận (Sức Khỏe & Đời Sống), quá trình chuyển dạ gồm 3 giai đoạn: xóa mở cổ tử cung, sổ thai và sổ nhau. Sau khi sổ thai, tử cung co hồi lại để giảm thể tích. Do nhau không có tính đàn hồi nên sự thu nhỏ của tử cung sẽ làm cho nhau tróc ra một phần khỏi vị trí bám. Máu từ nơi nhau bám chảy ra tạo thành khối máu tụ sau nhau và chính khối máu tụ này sẽ làm cho nhau tiếp tục bong ra. Các cơn co của tử cung sẽ từ từ tống nhau ra ngoài.

Sau sổ nhau, tử cung sẽ bắt đầu tiến trình co thắt, các sợi cơ đan chéo của tử cung co rút ngắn lại sẽ siết các mạch máu của tử cung ở vị trí nhau bám như những nút thắt được gọi là các “nút thắt sinh lý”. Tiến trình này cùng với cơ chế đông máu bình thường của cơ thể sẽ tạo thành các cục máu đông ở mạch máu giúp ngưng chảy máu. Trong trường hợp tử cung không co hồi được hoặc nhau không tróc và nhau không sổ ra ngoài, băng huyết sẽ xảy ra.

Đờ tử cung hoặc khả năng co hồi của tử cung giảm chiếm 80% các nguyên nhân gây băng huyết.

Các yếu tố dẫn đến tử cung đờ thường gặp:
 
Mỗi năm, trên toàn cầu có khoảng 515.000 phụ nữ tử vong trong quá trình mang thai và sinh nở, trong đó 130.000 phụ nữ do băng huyết sau sinh. Đối với các thai phụ không được hưởng các điều kiện tốt về chăm sóc sức khỏe sinh sản ban đầu cũng như trong quá trình sinh nở, tỉ lệ tử vong do băng huyết sau sinh lên đến 40%.
- Tử cung quá căng: Đa thai, đa ối, thai to.

- Cơ tử cung kiệt sức: Chuyển dạ nhanh, chuyển dạ kéo dài.

- Nhiễm trùng ối: Vỡ ối sớm, lâu.

- Cấu trúc tử cung bất thường: U xơ tử cung, nhau tiền đạo, tử cung dị dạng, có sẹo.

- Người mẹ bị suy nhược, suy dinh dưỡng; thiếu máu nặng; tăng huyết áp trong thai kỳ.

Các nguyên nhân chính khác gồm có vị trí bám nhau bất thường hoặc sót nhau; chấn thương đường sinh dục như rách cổ tử cung, rách âm đạo tầng sinh môn và rối loạn đông máu gặp trong các bệnh lý về máu và mạch máu làm cho máu chảy không cầm được.

Dấu hiệu

Sau khi bé sinh ra, bác sĩ thấy máu chảy từ âm đạo sản phụ. Lượng máu chảy ra ngoài, có thể nhiều hoặc ít, máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, máu cục hoặc máu loãng. Máu chảy ứ trong buồng tử cung làm tử cung tăng thể tích: đáy tử cung lên cao dần, tử cung to ra theo bề ngang, mềm nhão.

Bác sĩ không thấy khối cầu an toàn trên xương vệ của sán phụ (bình thường tử cung co chặt lại mà ta có thể sờ được trên bụng sản phụ gọi là cầu an toàn).

Dấu hiệu băng huyết sau sinh do đờ tử cung: Trên thực tế có thể phân loại mức độ băng huyết sau sinh thành 4 mức độ nhẹ, vừa, nặng và rất nặng, với mức lượng mất máu 500-1.000ml; 1.100-1.500ml; 1.600-2.000ml và trên 2.000ml máu.

Dấu hiệu băng huyết sau sinh do tổn thương đường sinh dục: Là trường hợp vẫn có khối cầu an toàn, tử cung co hồi tốt mà vẫn thấy máu đỏ tươi chảy ra.

Dấu hiệu băng huyết do rối loạn đông máu: Máu chảy ra nhiều, thấy hoàn toàn máu loãng, không thấy có cục máu đông.

Cách xử trí

Khi băng huyết sau sinh xảy ra, sản phụ cần nhanh chóng được cầm máu và hồi sức tích cực. Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra nguyên nhân và tìm cách điều trị cho sản phụ.

- Hồi sức tích cực: Sản phụ được chỉ định nằm đầu thấp, thở oxy, xoa bóp đáy tử cung qua thành bụng; truyền dịch mặn, truyền máu...

Động tác ấn đáy tử cung nhằm hạn chế sự chảy máu.

- Sản phụ được xác định nguyên nhân gây băng huyết sau sinh và điều trị theo nguyên nhân.

- Cắt tử cung: Là cách cuối cùng nhằm cứu tính mạng sản phụ. Sản phụ được chỉ định phương pháp này khi đã đủ con và lớn tuổi. Với những người mẹ còn trẻ, chưa đủ con, có thể dùng thuyên tắc mạch. Cắt tử cung chỉ có chỉ định tuyệt đối trong trường hợp nhau cài răng lược.

Phòng tránh

Khi có thai, người mẹ cần khám thai định kỳ. Người mẹ nên dùng viên thuốc sắt và axit folic trong suốt thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa thiếu máu. Điều này sẽ giúp cho băng huyết sau sinh nếu có xảy ra sẽ ít gây biến chứng nặng. 

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo