- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Chất liệu ưu tiên cho mẹ bầu là cotton, thun mềm hoặc vải lanh đều tạo sự ...
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
Những tuần lễ đầu đời
Những tuần lễ đầu tiên sau khi bé chào đời, bạn sẽ có cảm giác cuộc sống bị xáo trộn hoàn toàn. Không chỉ vậy, bạn còn trở nên đa cảm hơn bao giờ hết.
Bạn cũng luôn cảm thấy thiếu thốn thời gian bởi có bao điều cần phải học: học cho bé bú, nuôi dưỡng bé, mặc quần áo và chăm sóc bé… Bạn cũng sẽ quay cuồng trong một “cơn lốc” kinh nghiệm – những lời khuyên của người thân, bạn bè… Nhưng mỗi bé mỗi khác, dần dần rồi bạn sẽ tìm ra cách để thích nghi với cuộc sống mới của mình.
Bé được một tuần
Vẫn giữ tư thế như trong bụng mẹ, bé nằm co tròn lại, tay nắm chặt. Nếu để ý, bạn sẽ thấy bé không thể quay đầu qua hai bên khi bé nằm ngửa. Bé mút tay mỗi khi tay chạm miệng và sẽ nín khóc mỗi khi được mút tay.
Bé sẽ tụt cân trong khoảng 10 ngày đầu (mất khoảng 5-10% trọng lượng) và sau đó sẽ trở về số cân bình thường. Điều đó là hoàn toàn bình thường ở bé sơ sinh. Bạn cần biết rằng bé đang bú có thể tăng 200g và 1cm mỗi tuần.
Giấc ngủ: Bé sơ sinh chưa có ý thức về ngày và đêm; vì thế, sẽ không thể tránh khỏi khó khăn cho mẹ trong thời gian đầu. Khi bạn cho bé bú đêm, hãy bật đèn ngủ mờ và đừng trò chuyện với con nhiều quá – được bú mẹ đã khiến bé cảm thấy đủ thoải mái. Và trong suốt cả ngày, bạn cố gắng đừng để bé ngủ lâu hơn 3 tiếng mỗi cữ.
Chăm ăn: Với dạ dày chỉ có kích cỡ một viên đá quý, bé sơ sinh ăn được một lượng sữa nhỏ nhưng thường xuyên. Cho bé ti mẹ có thể thiết lập thành lịch trình nhưng nhớ là phải thường xuyên vì thời gian đầu, bé có thể bú không đủ no do bám ti mẹ chưa chính xác.
Lưu ý khác: Bé yêu có những phản xạ chưa ý thức; chẳng hạn, nếu bạn đặt ngón tay mình vào lòng bàn tay của bé, bé sẽ tự động chụm các ngón tay lại (phản xạ nắm). Phản xạ này chuyển thành phản xạ có nhận thức khi bé được khoảng 3 tháng.
Đừng lo lắng, nếu: Bé yên lặng khi mẹ nói chuyện, đó chẳng qua là vì bé quá chăm chú vào giọng nói của mẹ. Vào cuối tuần đầu tiên, bé có khả năng nhìn xa 30cm; bởi thế, bé quan sát được cử động miệng và tay của mẹ khi mẹ nói chuyện.
Tuần thứ 2
Giấc ngủ: Giấc ngủ của bé yêu giai đoạn này còn khá thất thường. Bạn đừng vội đặt áp lực buộc bé phải ngủ có giờ, có giấc. Trong vòng 6 tuần đầu tiên, khá bình thường nếu bé yêu ngủ thiếp đi trong vòng tay mẹ, khi miệng vẫn còn ngậm ti mẹ.
Bé nhận được nhiều lợi ích khi được cọ sát làn da mẹ với làn da của bé hoặc giữa bé với bố của bé, đặc biệt khi bạn ôm con sát ngực, bé còn có thể nghe được nhịp tim của mẹ và ngửi thấy mùi của mẹ.
Chăm ăn: Dạ dày của bé giờ đây mang kích thước một quả bóng bàn. Nhờ vậy, lượng sữa bé ăn được mỗi cữ đã nhiều hơn một chút.
Lưu ý khác: Bé có thể ý thức được mẹ khác với những người khác ở cuối tuần thứ 2. Hầu hết các bé đều thích giọng nói cao ở thời điểm này.
Đừng lo lắng, nếu: Bé ghét tắm. Nhiều bé thích nước nhưng cũng có một số bé ghét cảm giác bị ướt. Hãy đảm bảo phòng tắm ấm áp, nhiệt độ nước tắm thích hợp (dùng khuỷu tay của mẹ hoặc nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm, khoảng 32ºC trong mùa hè và ấm hơn đôi chút trong mùa đông) khi bé không mệt mỏi hay đói. Nhớ rằng, bé sơ sinh không cần thiết phải tắm hàng ngày.
Những cảm nhận đầu tiên của bé
Bé đã nghe được giọng mẹ nói và những gì đang diễn ra xung quanh ngay từ tháng thứ 5 bé còn nằm trong bụng mẹ. Do đó, bé hoàn toàn có thể nhận ra tiếng bạn, thậm chí cả tiếng chồng bạn. Bé sẽ nín khóc khi nghe tiếng bạn dỗ dành và đặc biệt tỏ ra thích thú khi bạn cao giọng âu yếm bé.
Bé rất thích âm nhạc, nhất là nhạc cổ điển. Tuy nhiên, bé rất ghét những gì quá lớn hay quá hung hăng. Một điều khá lý thú là bé thích xem quảng cáo từ khi còn rất sớm. Bé cũng thích được khen ngợi. Bé được khám phá những vị mới khi bú sữa mẹ vì sữa mẹ thay đổi theo khẩu vị từng bữa ăn. Điều này giải thích tại sao mỗi khi bú sữa mẹ, bé ăn nhanh hơn.
Lời khuyên cho mẹ những tuần đầu sau sinh
Giờ đây, gia đình nhỏ bé của bạn đã có thêm thành viên mới. Bạn đã thực sự trở thành bố, thành mẹ. Một sinh linh nhỏ bé và yếu đuối đang phụ thuộc hoàn toàn vào bạn, cần bạn chăm sóc, nuôi dưỡng. Bởi vậy, bạn sẽ cảm thấy cần có trách nhiệm hơn trước đây rất nhiều.
Gắn kết tình cảm với bé yêu:
Tình mẫu tử luôn là một tình cảm thiêng liêng và mãnh liệt. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bé đã có thể cảm nhận được sự yêu thương của bạn dành cho bé qua những lần bạn âu yếm xoa bụng, trò chuyện với bé… Tình cảm đó sẽ ngày càng phát triển để trở thành một tình thương thật sự và lâu bền.
Khi bạn kề sát mặt bé và thủ thỉ trò chuyện, bé sẽ ngó chăm chăm khuôn mặt bạn và sự giao tiếp qua ánh mắt sẽ càng làm tăng tình cảm giữa bạn và bé.
Bé sẽ cảm thấy yên bình khi nghe tiếng bạn nói, được bạn ôm ấp trong vòng tay và dỗ dành. Những lúc khó chịu, hay những lúc bé cảm thấy bồn chồn, bé cũng muốn được bạn vỗ về.
Quan hệ tình cảm với chồng:
Chồng bạn cũng có những cảm xúc giống như bạn. Được làm bố - đó là điều tuyệt vời đối với anh ấy. Cho dù anh ấy sẽ có thể cảm thấy run khi bế bé, cho bé ăn hay tắm cho bé. Tuy nhiên, bạn cần phải cho anh ấy thực hiện “quyền làm cha” của mình.
Hãy để anh ấy chia sẻ cùng bạn việc chăm sóc bé: anh ấy có thể lóng ngóng hơn bạn trong việc ẵm bế cơ thể nhỏ bé, mềm oặt của bé, nhưng chẳng bao lâu nữa anh ấy sẽ quen và tự tin hơn.
Hai bạn cũng nên trao đổi thẳng thắn với nhau về cách chăm sóc bé, và có sự phân công giúp đỡ nhau trong công việc nhà. Anh ấy cũng cần phải thu xếp thời gian để dọn dẹp nhà cửa hay nấu cơm, làm việc nhà trong những lúc bạn bận bịu với bé.
Một việc khác cũng rất quan trọng trong việc củng cố tình cảm giữa bạn với chồng, đó là việc quan tâm chăm sóc anh ấy. Bạn đừng ngạc nhiên, vì thực tế, nhiều người phụ nữ đã hoàn toàn bỏ quên chồng mình sau khi sinh. Điều này làm anh ấy bị shock.
Cho dù bạn có bận bịu đến mấy, cũng đừng quên chồng bạn. Một cử chỉ chăm sóc nhỏ, một lời hỏi han động viên, một cái áo được là phẳng phiu hay đặc biệt hơn nữa là những khoảng thời gian ngọt ngào bên nhau… sẽ càng gắn kết tình cảm của hai người.
Quan hệ với những thành viên khác trong gia đình:
Cha mẹ, anh chị em hay họ hàng của bạn sẽ rất thích gặp bé. Tuy nhiên bạn cũng cần giới hạn khách đến thăm hay quy định giờ thăm để tránh ảnh hưởng đến cả bạn và bé.
Nếu có thể, bạn cũng nên đề nghị mọi người trong gia đình giúp đỡ bạn. Chắc chắn là bạn và cả chồng bạn cũng sẽ không thể xoay xở hết với tất cả mọi việc trong nhà mà vẫn chăm sóc bé cũng như làm tròn trách nhiệm công việc (đối với chồng bạn).
Ngủ tranh thủ: Bé sơ sinh ngủ rất nhiều, có thể đến 20 tiếng mỗi ngày nhưng các giấc ngủ thường không kéo dài. Vì thế, bạn nên tranh thủ ngủ ở bất cứ nơi nào và bất kỳ chỗ nào, ngủ khi bé ngủ.
Nhưng phải làm sao khi bé quấy đến mức bạn không thể chợp mắt dù chỉ là một giấc ngắn? Lời khuyên cho bạn là tận dụng sự giúp đỡ từ ông bà, chồng, người thân... Hầu như trong tuần đầu tiên, lúc nào bạn cũng có người trợ giúp bên cạnh.
Nhẹ nhàng với bé: Do mới ra khỏi môi trường tử cung ấm cúng và có diện tích hẹp nên bé sơ sinh khao khát được bế và nựng nịu nhẹ nhàng.
Bạn nên tránh lo lắng bế nhiều sẽ làm hư bé. Thay vào đó, cần tạo cho bé có cảm giác gần như đang được ở trong tử cung và có những hoạt động làm dịu bé sơ sinh như quấn, bế bé đi qua – đi lại... Các bước này tiến hành riêng lẻ hoặc kết hợp có thể là mẹo dỗ bé nín khóc.
Nuôi con bằng sữa mẹ:
Nuôi con bằng sữa mẹ là chuyện tự nhiên nhưng cần được khuyến khích. Bạn nên cho con bú mẹ càng sớm càng tốt, đặc biệt là ngay sau khi sinh để tận dụng nguồn sữa non quý báu. Có thể nhờ một bác sĩ, y tá hay người có kinh nghiệm hướng dẫn bạn cho con bú đúng cách, làm sao để bé bám tốt, ăn gì cho đủ sữa, căng đau ngực thì phải làm sao hay cách vắt sữa thế nào...
Thời gian giữa các cữ bú là tùy từng bé:
Nhiều bé ăn sau mỗi 2-3 tiếng đồng hồ nhưng có bé, cách một tiếng là khóc đòi sữa mẹ, có bé khác lại là 4 tiếng. Hoặc cùng bé nhưng có lúc bé bú mẹ dày, có khi bé bú mẹ thưa hơn.
Khi cho con bú, bạn có thể thoải mái chọn một tư thế thích hợp, ngồi trên ghế đu đưa, ngồi trên ghế đệm dài hoặc nằm (ngồi) trên giường.
Chuyện tắm táp:
Bé còn nhỏ xíu và dễ trơn tuột khi bị ướt nên nhiều cha mẹ loay hoay không biết tắm cho con thế nào.
Nếu bạn thuê người tắm cho bé tuần đầu hoặc có bà nội (ngoại) giàu kinh nghiệm thì chuyện tắm táp cho bé sơ sinh không đáng lo. Nên tắm nhanh và cẩn thận cho con, tránh để ướt cuống rốn vì khi khô, nó sẽ sớm rụng hơn. Nếu vẫn e ngại, bạn có thể đặt con trên một chiếc khăn tắm; sau đó, dùng chậu nước ấm sạch và một khăn xô mềm, nhúng vào nước, lau rửa từng phần cho con.
‘Sản phẩm’ trên tã bẩn:
Phân đầu tiên là phân su có màu đen hay màu hắc ín. Khi bé ti mẹ nhiều hơn, phân có thể thay đổi từ màu nâu tới màu xanh lá cây hoặc một màu vàng như bánh trứng. Phân của bé thường không rắn mà có khi “tóe” tới ngập bỉm. Lúc này, màu sắc hay kết cấu phân chưa thể phản ánh điều gì về sức khỏe của bé.
Để biết bé có bú mẹ đủ thì đến ngày thứ 4, có thể phải thay cho bé 4-8 tã/ngày, bé đi tiêu 3 lần hoặc thậm chí nhiều hơn, lên đến 6 lần mỗi ngày đêm. Nếu bạn thấy màu đỏ trong phân của bé thì nên đưa bé đi khám vì màu đó có thể là máu.
Phục hồi sau sinh:
Đau đớn, mệt mỏi, thiếu ngủ, thậm chí là stress, trầm cảm là những triệu chứng dễ gặp phải ở người mẹ sau sinh.
Những gì bạn đang trải qua là bình thường mà hầu hết những người mẹ sau sinh đều gặp phải. Theo thời gian, sức khỏe thể chất và tinh thần sẽ dần được khôi phục. Trong thời gian ở cữ, bạn cần luôn có ít nhất một người thân ở bên để hỗ trợ và đảm bảo bạn không phải gắng sức làm việc gì.
Ngọc Huê
- Kiểm tra bé sơ sinh (21:07:00 24/02/2013)
- Cảm lạnh thông thường ở bé (09:11:00 20/12/2012)
- Nụ cười ở bé (13:37:00 03/10/2012)
- Tránh thai sau sinh (08:32:00 03/08/2012)
- Vàng da ở bé sơ sinh (09:24:00 25/10/2011)
|
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |