- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Chất liệu ưu tiên cho mẹ bầu là cotton, thun mềm hoặc vải lanh đều tạo sự ...
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
Cảm lạnh thông thường ở bé
Cảm lạnh thông thường là khi đường hô hấp trên (mũi, họng) của bé bị virus xâm nhập. Nghẹt mũi hoặc sổ mũi là những dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh.
>> 7 mẹo tránh cảm cúm cho bé
Triệu chứng
- Sốt nhẹ (38ºC).
- Hắt hơi.
- Ho.
- Chán ăn.
- Khó chịu.
- Khó ngủ.
Dấu hiệu nên đưa bé đi khám: Hệ miễn dịch của bé cần thời gian để chống lại cảm lạnh. Với bé bị cảm lạnh thông thường thì trong khoảng một tuần, bé sẽ khỏi. Tuy nhiên, với bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi, bạn cần đưa bé đi khám ngay lập tức. Cảm lạnh thông thường ở bé mới sinh có thể nhanh chóng phát triển thành viêm phổi, viêm thanh quản hoặc bệnh nghiêm trọng khác.
Ngay cả khi không có biến chứng thì nghẹt mũi cũng làm bé khó bú mẹ hay bú bình. Điều này có thể dẫn tới lười bú, mất nước. Với bé trên 3 tháng, nên đưa bé đi khám khi:
- Không đi tiểu (làm ướt tã) như bình thường.
- Sốt trên 38,9ºC.
- Dường như bị đau tai.
- Mắt chuyển màu đỏ hoặc tiết dịch màu vàng.
- Bị ho kéo dài.
- Mũi chảy dịch dày, màu xanh.
- Có bất kỳ dấu hiệu nào khiến cha mẹ lo lắng.
Nguyên nhân
Cảm lạnh thông thường là nhiễm trùng đường hô hấp trên, gây ra bởi một trong hơn 100 loại virus. Trong đó, rhinovirus và coronavirus là thủ phạm phổ biến và có nguy cơ lây nhiễm cao. Virus cảm lạnh có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua mũi, miệng của bé. Chẳng hạn:
- Lây qua không khí: Khi người nào đó có bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện thì họ có thể truyền virus cho bé.
- Lây khi tiếp xúc trực tiếp: Người bệnh chạm tay vào miệng (mũi) của họ, sau đó lại chạm vào tay của bé. Bé có thể nhiễm bệnh bằng cách tự chạm tay lên mắt, mũi
hay miệng của bé.
- Các bề mặt bị ô nhiễm: Một số virus có thể sống trên bề mặt 2 tiếng hoặc lâu hơn. Bé có thể bị bệnh nếu chạm vào bề mặt ô nhiễm, chẳng hạn một món đồ chơi.
Các yếu tố nguy cơ:
- Hệ miễn dịch còn non: Bé mới sinh có nguy cơ cao nhiễm cảnh lạnh thông thường vì sức đề kháng còn quá yếu.
- Tiếp xúc với các bé khác: Các bé khi chơi với nhau sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Nguyên nhân là vì các bé khác không chịu rửa tay hoặc biết che miệng khi ho hay hắt hơi nên dễ nhiễm bệnh cho bé xung quanh.
- Mùa thu đông: Bé dễ bị cảm lạnh vào mùa không khí khô, lạnh.
Các biến chứng
- Viêm tai giữa: Khoảng 5-15% số bé bị cảm lạnh thông thường có biến chứng viêm tai giữa. Viêm tai xảy ra khi virus xâm nhập vào sau màng nhĩ.
- Thở khò khè: Cảm lạnh có thể gây khò khè, ngay cả khi bé không bị hen suyễn.
- Viêm xoang.
- Nhiễm trùng thứ cấp khác gồm viêm họng, viêm phổi, viêm tiểu phế quản.
Chăm sóc bé
- Cung cấp nhiều chất lỏng: Giúp bé tránh mất nước. Khuyến khích bé bú, hoặc ăn uống như bình thường. Không cần tăng thêm nước uống cho bé. Tốt nhất là tăng cữ bú mẹ cho bé vì sữa mẹ sẽ cung cấp thêm kháng thể, giúp bé chống lại cảm lạnh.
- Hút mũi: Dùng dụng cụ hút mũi dạng bóng đèn, hút mũi cho bé.
- Làm ẩm không khí: Chạy máy làm ẩm trong phòng của bé có thể cải thiện chứng sổ mũi và nghẹt mũi. Để tránh nấm mốc phát triển trong phòng, nên thay nước hàng ngày cho máy và thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Bạn cũng có thể ngồi cùng bé trong phòng tắm đầy hơi nước ấm trước giờ đi ngủ.
- Cho bé uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngọc Huê
- Nụ cười ở bé (13:37:00 03/10/2012)
- Tránh thai sau sinh (08:32:00 03/08/2012)
- Vàng da ở bé sơ sinh (09:24:00 25/10/2011)
- Nguyên nhân, phòng tránh bẹt đầu (07:46:00 22/07/2011)
- Giá trị của sữa non (10:24:00 05/05/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |