Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Thai ngoài tử cung

15:04:00 10/10/2008

Hiện tượng trứng đã thụ tinh không làm tổ trong tử cung (dạ con) mà làm tổ và phát triển tại môt nơi khác (thưởng xảy ra ở buồng trứng, ổ bụng, ống dẫn trứng…).

Dấu hiệu phổ biến

Trong trường hợp thai ngoài tử cung đã vỡ, người bệnh cảm thấy đau bụng dữ dội như dao đâm, da xanh xao và có thể choáng vì mất máu cấp tính, vật vã, khó thở, khát nước..., nếu không đến bệnh viện kịp có thể tử vong.

Triệu chứng thường gặp nhất là trễ kinh, rong huyết, đau âm ỉ vùng dưới rốn, có khi đau nhói, âm đạo có thể có một ít máu đen.

Các triệu chứng đau bụng và ra máu có thể bị nhầm lẫn với hiện tượng rong kinh hay rối loạn kinh nguyệt; Có thai ở giai đoạn sớm; Dọa sảy thai; Thai lưu...

Cách các bác sĩ khám:

Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra kích thước và hình dạng của tử cung, thử nước tiểu, thử máu để kiểm tra lượng hCG (hormone do nhau thai tiết ra). Nếu mang thai ngoài tử cung, lượng hCG trong máu thấp.

Ngoài ra, siêu âm cũng là một phương pháp giúp bác sĩ phát hiện vị trí và tình trạng của thai.

  
Ảnh: GettyImages

Nguyên nhân

- Viêm nhiễm sinh dục sẽ làm tắc, hẹp vòi trứng vì thế dễ gây hiện tượng thai ngoài tử cung. Đặc biệt là viêm nhiễm do tình trạng nạo hút thai bừa bãi, không đảm bảo các điều kiện vệ sinh.

- Khuyết tật bẩm sinh: Vòi trứng có thể bị tắc do bẩm sinh ở người phụ nữ.

- Do phẫu thuật vùng bụng trước đó: Những lần mổ vùng bụng có thể gây viêm nhiễm, dính vòi trứng…

Nhóm người phụ nữ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung

- Thai phụ trong độ tuổi 35-45.

- Nhóm thai phụ hút hoặc nghiện thuốc lá.

- Nhóm thai phụ có tiền sử về nhiễm trùng đường sinh dục, viêm đường tiết niệu hoặc đã từng làm phẫu thuật ở phần bụng dưới.

Điều trị

Tuỳ vào tình trạng (chưa vỡ, rỉ máu, vỡ thai), vị trí bám của thai (trong vòi trứng, khoang bụng...), tuổi của thai (thời gian trứng thụ tinh tạo thành hợp tử cho tới khi được phát hiện) mà có thể được điều trị theo những biện pháp khác nhau. Bác sĩ có thể dùng phương pháp phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi.

Lưu ý: việc phát hiện sớm thai ngoài tử cung sẽ mang lại hiệu quả cao, thậm chí không cần phẫu thuật.

Cách phòng ngừa

- Muốn phòng tránh hiện tượng mang thai ngoài tử cung, bạn nên lưu ý các điều kiện vệ sinh nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt, hậu sản, giai đoạn ho con bú…

- Tuyệt đối tránh tình trạng nạo hút thai nhiều lần.

- Nên đi khám phụ khoa định kỳ để các bác sĩ có thể phát hiện và điều trị kịp thời các dấu hiệu nguy hiểm về viêm nhiễm âm đạo hay vòi trứng…

- Nếu đã từng điều trị mang thai ngoài tử cung, bạn nên đợi ít nhất 1 năm, khi cơ thể đã hoàn toàn khỏe mạnh mới nên mang thai lại.

- Nếu có dấu hiệu chảy máu hay bị đau bụng trong thai kỳ, bạn nên đi khám bác sĩ càng nhanh càng tốt. Việc phát hiện sớm sẽ làm giảm tình trạng thai phụ bị mất máu, hoa mắt, chóng mặt khi thai vỡ, hạn chế ảnh hưởng đến voi trứng và khả năng có thai lại như bình thường.

Một số câu hỏi thường gặp

Sau khi điều trị thai ngoài tử cung, tôi có khả năng sinh sản nữa hay không?

Bạn vẫn có khả năng mang thai lại như bình thường, tuy nhiên nguy cơ mang thai ngoài tử cung có thể tái phát (khoảng trên 10%). Nếu bạn bị viêm nhiễm, hẹp vòi trứng thì khả năng tái phát còn cao hơn.

Mẹ và chị gái của tôi cũng từng phải điều trị vì mang thai ngoài tử cung, liệu tôi có thể cũng bị như vậy không?

Chưa có tài liệu nào chứng minh mang thai ngoài tử cung có tính chất di truyền nên chúng tôi không thể trả lời chính xác câu hỏi của bạn được.

Ngọc Huê (Theo Askamun)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo