- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Khắc phục tính hay quên khi mang bầu
Nhiều thai phụ có dấu hiệu suy giảm trí nhớ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ. Giai đoạn này thai phụ thường có cảm giác váng vất đầu óc, hay quên.
Nguyên nhân, có thể do ảnh hưởng của hội chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ trong thời kỳ mang thai. Những điều này có thể tác động đến khả năng nhận thức của thai phụ. Tuy hội chứng này không quá lo ngại nhưng cũng mang đến nhiều phiền phức cho cuộc sống của bà mẹ.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học (ĐH New South Wales - Úc) khẳng định: Việc mang thai có thể làm cho những bà mẹ dễ mắc chứng hay quên. Nghiên cứu cũng cho thấy trí nhớ của phụ nữ có thể bị suy giảm kéo dài đến 1 năm sau sinh.
Vài gợi ý sau để bà bầu khắc phục được tình trạng suy giảm trí nhớ từ Ehow.
- Đánh dấu lên lịch những công việc cần làm hàng ngày. Nên thiết lập thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt, ví dụ, chìa khóa xe máy luôn để trong ngăn kéo tủ thay vì lúc vứt trên bàn, lúc trên ghế… Điều này giúp bà bầu hạn chế khó khăn khi đi tìm đồ.
Cuối ngày, bà bầu nên dành chút thời gian kiểm tra, đánh giá lại những phần việc đã làm trong ngày để rút kinh nghiệm cho ngày hôm sau.
- Làm việc theo lịch trình sẵn: Đa số bà bầu vẫn duy trì công việc của mình trong suốt gần 9 tháng thai nghén. Dù ở công sở hay ở nhà, bà bầu cũng nên cố gắng hoàn thành kế hoạch công việc được giao, tránh tâm lý “để mai làm cũng được” - dễ khiến công việc của bà bầu sẽ chồng đống, lộn xộn, không biết cái nào đã làm xong rồi, cái nào chưa…
- Nhờ sự trợ giúp của ông xã, người thân: Với những dịp quan trọng như giỗ chạp, cưới xin, sinh nhật hay ngày kỷ niệm nào đó, bà bầu có thể nhắc chồng hay người thân để ý hộ và nhắc nhở thường xuyên.
Với những công việc hàng ngày, bà bầu cũng nên chủ động hỏi ý kiến chồng xem mình có quên hay thiếu sót việc gì không.
- Động viên bản thân rằng, suy giảm trí nhớ là một phần rắc rối bình thường với phụ nữ mang thai. Không nên quá hoang mang, lo sợ nếu bà bầu hay quên.
- Ngoài ra, bà bầu cũng nên ăn uống, vận động, sinh hoạt và nghỉ ngơi đầy đủ. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, thai phụ thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress, thiếu ngủ có xu hướng suy giảm trí nhớ trầm trọng hơn nhóm thai phụ còn lại.
- Tập thể dục cũng là một cách để duy trì trí nhớ vì hoạt động này giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn, hô hấp, duy trì và cung cấp oxy cho não.
- Trong thực đơn hằng ngày, bà bầu nên tuyệt đối tránh uống rượu vì rượu làm tăng nguy cơ nhũn não. Để duy trì trí nhớ, bà bầu nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng đa dạng, giàu chất sắt và các nguyên tố vi lượng cần thiết như phôtpho, kẽm, vitamin nhóm B, các loại dầu thực vật.
- Bà bầu nên cân bằng khẩu phần đạm trong bữa ăn lấy từ thịt, cá, trứng, sữa... để "chăm sóc" cho các nơron thần kinh. Các loại đậu, vừng… cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho trí não.
Ngọc Huê
- Một số thảo mộc có lợi cho bà bầu (14:29:00 13/10/2008)
- Lưu ý khi bà bầu đi xa (14:45:00 11/10/2008)
- Thai ngoài tử cung (15:04:00 10/10/2008)
- Các hoạt động bà bầu nên tránh (14:55:00 09/10/2008)
- Lợi ích khi mang thai (14:38:00 08/10/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |