- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bệnh lý võng mạc ở bé sinh non
Bệnh lý võng mạc khá phổ biến ở các bé sinh non (bé từ 34 tuần tuổi trở xuống). Đặc biệt, ở những bé nhẹ cân (dưới 2kg) thì bệnh lý võng mạc càng hay gặp phải.
Mức độ nguy hiểm
Nhìn bên ngoài mẹ khó có thể phát hiện ra bé có biểu hiện bệnh lý võng mạc. Tuy nhiên, nếu không được khám sàng lọc trong 3-4 tuần sau sinh thì nguy cơ bị mù ở bé sinh non cực kỳ cao. Do đó, với những bé sinh non đòi hỏi cha mẹ phải đặc biệt chú ý, nên cho bé đi khám sàng lọc đầy đủ để loại bỏ các nguy cơ bệnh lý võng mạc.
Nguyên nhân
Khi thai nhi phát triển, các mạch máu ở võng mạc phát triển dần và hoàn thiện ở bé sinh đủ tháng. Với bé sinh non thì quá trình phát triển này chưa hoàn thiện. Hậu quả là hầu như bé sinh non nào cũng bị mắc bệnh lý về võng mạc. Tuy vậy thì không có nghĩa là 100 bé sinh non thì 100 bé bị bệnh lý võng mạc.
Nhiều bé sinh non thì các mạch máu võng mạc vẫn phát triển bình thường, ngay cả khi bé đã chào đời. Khi ấy, bé không bị mắc bệnh lý võng mạc.
Các đối tượng nguy cơ
Những bé sinh non, nhẹ cân hoặc những bé sinh non bị viêm phổi, suy hô hấp; thiếu máu có nguy cơ mắc bệnh lý võng mạc cao hơn.
Phát hiện bệnh
Trong quá trình khám sàng lọc sau sinh, bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng các dụng cụ chuyên biệt để soi, khám đáy mắt cho bé. Nếu ở lần khám đầu, bác sĩ không phát hiện được bệnh hoặc bệnh lý võng mạc ở bé còn nhẹ thì bác sĩ sẽ hẹn khám lại cho bé cứ 2 tuần một lần cho tới khi đủ 40-42 tuần tuổi (tính từ khi thụ thai).
Điều trị
Các bác sĩ có thể điều trị bệnh lý võng mạc cho bé bằng phương pháp lạnh đông, phương pháp laser..
- Phương pháp lạnh đông: Điều trị bệnh lý võng mạc mà tổn thương khu trú ở phía trước.
- Phương pháp laser: Điều trị bệnh lý võng mạc mà tổn thương ở phía sau.
Phòng bệnh lý võng mạc cho bé sinh non
Do bệnh lý võng mạc thường gặp ở bé sinh non nên khi mang thai, người mẹ cần khám thai đúng định kỳ; duy trì dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để phòng sinh non.
Với những bé sinh non thì mẹ cần cho bé khám sàng lọc sau sinh ở các bệnh viện như Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- 5 cách dỗ khóc hiệu quả (14:38:00 12/08/2014)
- Phòng sốt xuất huyết đầu thu (13:58:00 08/08/2014)
- Phòng tiêu chảy cấp cho bé mùa thu (13:47:00 08/08/2014)
- Phòng viêm phổi mùa thu (15:55:00 07/08/2014)
- Phòng viêm phế quản mùa thu (15:45:00 07/08/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |