- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Nhiễm trùng ở bé sinh non
Bé sinh non vốn có sức đề kháng kém nên nhiễm trùng rất dễ xảy ra ở bé.
Các cơ quan dễ bị nhiễm trùng ở bé
Một bé sinh non có thể bị nhiễm trùng trong hầu hết các cơ quan trong cơ thể; chẳng hạn, bé bị nhiễm trùng máu, phổi, màng não và tủy sống; da, thận, bàng quang, ruột…
Bé có thể bị nhiễm trùng từ khi còn nằm trong bụng mẹ (do vi khuẩn, virus được truyền từ máu mẹ thông qua nhau thai và dây rốn). Hoặc bé bị nhiễm trùng sau khi sinh, vài ngày hoặc vài tuần.
Nguyên nhân
- Những mẹ bị nhiễm trùng niệu sinh dục, vỡ ối sớm; mẹ bị sốt trong khi chuyển dạ… đều có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng cho bé sinh non.
- Những bé sinh non phải hồi sức sau sinh cũng dễ bị nhiễm trùng.
- Những bé hít phải nước ối cũng dễ bị nhiễm trùng.
Dấu hiệu
- Bé ngủ ly bì, khó đánh thức.
- Bé kém bú hoặc bỏ bú.
- Cổ cứng, thóp phồng, bụng chướng, co giật…
- Thở nhah, khó thở.
- Tím tái hoặc hạ thân nhiệt…
Triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng tùy vào mức độ nhiễm trùng ở bé.
Điều trị
Ngay sau khi nghi ngờ bé sinh non bị nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu, nước tiểu, dịch não tủy để mang tới phòng xét nghiệm phân tích. Có thể mất khoảng 24-48 tiếng sau đó mới cho ra kết quả.
Tùy thuộc mức độ nhiễm trùng, bé sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh; Dịch truyền tĩnh mạch, oxy; hoặc thông khí cơ học (sự giúp đỡ từ một máy thở).
Cách phòng tránh
Trong giai đoạn trước và khi mang thai: Người mẹ nên tiêm phòng các mũi như tiêm cúm, tiêm thủy đậu, Rubella… từ trước khi mang thai.
Nếu có bệnh viêm đường sinh dục, nhiễm trùng nào đó, người mẹ cần điều trị khỏi hẳn thì mới mang thai.
Khi mang thai, người mẹ nên đi tiêm phòng uốn ván đầy đủ.
Trong thai kỳ, người mẹ cần đảm bảo các yếu tố như dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động hợp lý để luôn khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt.
Với những trường hợp vỡ ối sớm, sinh non, người mẹ cần nhập viện ngay để bác sĩ có những xử trí thích hợp, phòng tránh nhiễm trùng.
Trong và sau khi sinh: Người mẹ cần được sinh nở ở những bệnh viện sản có uy tín để đảm bảo vô trùng trong quá trình sinh nở và sau sinh.
Sau sinh, mẹ nên cho con bú sữa non để giúp bé tăng đề kháng, tránh nhiễm trùng.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Vàng da ở bé sơ sinh non tháng (15:15:00 14/08/2014)
- Ngạt và suy hô hấp ở bé sinh non (14:54:00 14/08/2014)
- Bệnh lý võng mạc ở bé sinh non (14:15:00 14/08/2014)
- 5 cách dỗ khóc hiệu quả (14:38:00 12/08/2014)
- Phòng sốt xuất huyết đầu thu (13:58:00 08/08/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |