- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
2 cách yêu con hóa hại con
Nhiều bậc ông bà, cha mẹ khi chơi đùa với bé thích tung cao bé lên hoặc rung lắc quá mạnh, gây Hội chứng bé bị lắc (Shaken Baby Syndrome) nguy hiểm cho bé. Hoặc nhiều mẹ vì thương con, nghĩ cho con uống nhiều nước lọc mới tốt, dẫn tới nguy cơ ngộ độc nước ở bé.
Cả hai cách sai lầm trong chăm sóc con trên cha mẹ cần phải tránh.
1. Hội chứng bị rung lắc ở bé
Rung lắc làm tổn thương tới não của bé:
Trong năm đầu đời, kích thước hộp sọ của bé tương đối to so với kích thước cơ thể (đó là lý do vì sao nhiều bé có đầu rất to). Khoảng trống giữa não và hộp sọ ở bé vì thế, cũng rộng hơn so với người lớn. Khoảng trống này chứa các dịch não tủy. Hơn nữa, hệ xương, cơ và dây chằng ở cổ còn yếu.
Khi bị rung lắc, não của bé có thể bị đập về bên trái – bên phải, đằng trước – đằng sau, có thể gây đứt các mạch máu gây phù não, xuất huyết não… thậm chí, có thể gây tử vong cho bé.
Nếu chẳng may vô ý, người lớn có thể làm bé bị va chạm vào bề mặt nào đó như tường, quạt trần, rơi xuống sàn nhà… thì hậu quả càng khó lường.
Biểu hiện khó nhận biết:
Triệu chứng khi bé mắc phải Hội chứng rung lắc thường không rõ và dễ bị nhầm với bệnh khác. Chẳng hạn, bé quấy nhiều, bỏ ăn, bỏ bú; nôn, ngủ mê mệt. Nặng hơn bé khó thở, ngừng thở, co giật…
Phòng tránh:
Cha mẹ cần tuyệt đối tránh rung lắc bé. Không nô đùa với bé bằng cách tung bé lên cao rồi đỡ.
Ngoài ra, cha mẹ còn nên tránh không đung đưa quá mạnh với bé dưới 6 tháng tuổi. Khi bế con, cha mẹ cũng cần các động tác nhẹ nhàng và cẩn thận. Không được đột ngột bế thốc bé dậy…
2. Tránh cho bé uống quá nhiều nước lọc
Nhiều mẹ nghĩ cho con uống nhiều nước lọc thì mới tốt. Tuy nhiên, nếu mẹ cho bé uống nhiều nước lọc quá thì bé có thể bị ngộ độc do thận không bài tiết kịp.
Độ tuổi dễ bị ngộ độc nước lọc:
Những bé dưới 6 tháng tuổi là đối tượng dễ bị ngộ độc nước lọc nhất. Ngoài ra, những bé 6-12 tháng tuổi cũng thuộc nhóm đối tượng này.
Cơ chế ngộ độc:
Bé còn nhỏ thì chức năng bài tiết của thận còn kém. Nếu mẹ cho bé uống nhiều nước quá thì thận sẽ không lọc được. Phần nước dư thừa hòa vào máu khiến máu bị loãng, khiến lượng natri trong máu hạ xuống, dẫn tới ngộ độc nước.
Bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không cần uống thêm nước:
Nhiều mẹ có thói quen dùng nước lọc tráng miệng cho bé sau cữ bú mẹ. Theo các chuyên gia, sữa mẹ đủ dinh dưỡng, đủ nước và kháng thể nên bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời thì không cần bổ sung thêm nước lọc.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Bệnh lý thần kinh ở bé sinh non (16:01:00 19/08/2014)
- Rối loạn tiêu hóa ở bé sinh non (15:24:00 19/08/2014)
- Rối loạn thân nhiệt ở bé sinh non (15:08:00 19/08/2014)
- Nhiễm trùng ở bé sinh non (15:03:00 15/08/2014)
- Vàng da ở bé sơ sinh non tháng (15:15:00 14/08/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |