- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Dịch âm đạo bình thường và bất thường
Một số mẹ bầu gia tăng tiết dịch âm đạo khi mang thai, trong khi những mẹ bầu khác dấu hiệu này vẫn bình thường. Sự thay đổi dịch tiết âm đạo khi mang bầu có thể cảnh báo một số bệnh vùng kín mẹ bầu nên thận trọng.
Nhiễm trùng nấm men
Triệu chứng: Mẹ bầu thấy ngứa, đỏ, đau nhức âm đạo. Dịch tiết trắng, dày và không mùi. Một số mẹ bầu bị đau khi giao hợp và cảm giác bỏng rát khi đi tiểu.
Nguyên nhân: Do nội tiết tố thay đổi nên nhiễm trùng nấm men rất phổ biến trong thai kỳ.
Điều nên làm: Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc bôi hay thuốc đặt âm đạo. Các loại thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ cũng là cách chữa trị hiệu quả.
Nhiễm khuẩn Vaginosis
Triệu chứng: Dịch âm đạo có mùi tanh như cá, nhất là sau khi “giao ban”. Cảm giác ngứa, bỏng rát có thể đi kèm. Một số mẹ bầu không thấy có triệu chứng gì cả.
Nguyên nhân: Mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo.
Điều nên làm: Mẹ bầu nên đi khám ngay. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho mẹ bầu để không gây sinh non và không nguy hiểm cho thai nhi.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Triệu chứng: Nhiễm nấm Chlamydia có thể gây dịch âm đạo có mùi. Nếu bị bệnh lậu, mẹ bầu có thể tiết dịch âm đạo màu vàng. Nếu là nhiễm khuẩn Trichomonas, dịch âm đạo tiết bọt vàng – xanh đi kèm với ngứa. Ba loại bệnh này có thể gây đau khi giao hợp hoặc khi đi tiểu.
Mức độ nguy hiểm: Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn tới sinh non và nhiễm trùng tử cung mẹ sau sinh. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng tới thai. Những bệnh khác có thể truyền sang bé trong giai đoạn sinh nở.
Điều nên làm: Đi khám. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể được điều trị bằng kháng sinh một cách an toàn khi có thai.
Dịch âm đạo có thể bị nhầm là nước tiểu hoặc nước ối
Nước tiểu: Chẳng hạn thỉnh thoảng mẹ bầu mới bị són dịch như khi ho, hắt hơi, cười thì khả năng là chỉ bị són tiểu. Ngoài ra, màu sắc và mùi cũng giúp mẹ bầu phán đoán mình bị són tiểu hay vỡ ối non.
- Độ nguy hiểm: Đây là dấu hiệu bình thường. Són tiểu xảy ra khi áp lực tử cung ngày càng dồn xuống bàng quang.
- Đối phó: Các bài tập Kegel khi mang thai sẽ giúp kiểm soát són tiểu. Mẹ bầu cần tuyệt đối tránh lười uống nước vì sợ són tiểu.
Rỉ ối: Nước ối thường trong nhưng nó cũng có thể mang màu xanh lá cây, màu nâu, hồng hoặc vàng. Cũng giống như són tiểu, rò rỉ nước ối có thể không xảy ra thường xuyên. Nếu mẹ bầu băn khoăn không biết là són tiểu hay rỉ ối thì hãy thử đi tiểu, nếu sau đó vẫn thấy dịch chảy ra thì có thể là rỉ ối.
- Điều nên làm: Mẹ bầu nên đi khám ngay vì rỉ ối có thể gây vỡ ối non, nhiễm trùng ối rất nguy hiểm.
Ngọc Huê
- Món ăn vặt cho mẹ để con thông minh (09:03:00 27/09/2014)
- Để ngủ ngon hơn trong thời kỳ thai nghén (08:31:00 27/09/2014)
- Thắc mắc về uống vitamin bầu (16:16:00 25/09/2014)
- 4 loại tinh dầu thân thiện với mẹ bầu (15:52:00 25/09/2014)
- Nguyên nhân gây sảy thai tái phát (16:10:00 23/09/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |