- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Để ngủ ngon hơn trong thời kỳ thai nghén
Giấc ngủ khi mang thai là vấn đề rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai. Từng giai đoạn của thai kỳ, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những khó khăn khi ngủ. Bởi thế, những lời khuyên dưới đây rất có ích cho mẹ bầu để mẹ bầu có được giấc ngủ ngon và sâu.
Giấc ngủ 3 tháng đầu
Cảm giác nghén, buồn nôn và tiểu rắt là “kẻ thù” của giấc ngủ thời kỳ này.
- Buồn nôn: Nhiều mẹ bầu đồng thời vừa bị nghén ngủ (ngủ nhiều) lại hay bị buồn nôn. Ốm nghén có thể “tấn công” mẹ bầu vào bất kỳ giai đoạn nào, lúc 4h sáng hoặc ngay khi vừa lên giường đi ngủ. Để tránh bị tỉnh giấc bởi buồn nôn, mẹ bầu hãy kê cao phần thân trên khi ngủ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tránh ăn no trước giờ ngủ.
- Tiểu rắt: Tử cung to dần sẽ chèn lên bàng quang và gây chứng tiểu rắt. Mẹ bầu phải luôn uống nước, nhất là trong thời kỳ mang thai nhưng nên tránh đồ uống có ga và có đường hóa học vì nó chứa hàm lượng kalo thấp. Mẹ bầu nên uống nước lọc, nước quả, sữa… và đừng quá bối rối vì chứng tiểu rắt. Nên hạn chế các thức uống lợi tiểu thời kỳ này như rau má, nước râu ngô…
Giấc ngủ 3 tháng giữa
Giai đoạn này, cảm giác thai máy và đôi chân bồn chồn sẽ làm mẹ khó ngủ yên.
- Thai máy: Hầu hết người mẹ cảm nhận thai máy lần đầu tiên ở khoảng tuần 20. Ngay cả trong lúc mẹ ngủ, bé cũng không chịu nằm yên. Nhiều bé đạp mẹ hăng hơn trong lúc mẹ đang ngủ. Thay vào đó, mẹ hãy tìm cách thư giãn; chằng hạn, trước giờ đi ngủ, mẹ có thể đi bộ chậm, ngắn. Sau 4h chiều, mẹ hãy tránh đồ ăn ngọt và cay vì những đồ ăn này có thể làm thai máy mạnh hơn.
- Đôi chân bồn chồn: Nếu đôi chân hay bị tê, giật, đau mỏi thì nguyên nhân có thể do mẹ bầu bị thiếu sắt, thiếu máu. Mẹ bầu hãy nói chuyện với bác sĩ về việc bổ sung các chất dinh dưỡng hàng ngày để giảm thiểu tình trạng này.
Giấc ngủ 3 tháng cuối
Cảm giác lo lắng chuyển dạ, kèm những cơn đau nhức sẽ làm mẹ bầu khó ngủ ngon.
- Cảm giác lo lắng: Những tháng cuối là giai đoạn của những giấc mơ hay cảm giác lo lắng khi sinh con. Mẹ hãy đối phó với khó chịu này bằng cách tham gia vào các diễn đàn làm cha mẹ để chia sẻ lo lắng của mình hoặc tham gia các lớp học tiền sản để thực hành những bài tập thư giãn trước khi sinh.
Nếu bạn vẫn thấy lo lắng mà không ngủ được, hãy đứng dậy đọc một cuốn sách hoặc uống tách trà bạc hà để thư giãn tâm trí.
- Đau nhức: Nếu bạn có những cơn đau nhức chân khi ngủ thì nên nằm nghiêng về phía bên trái, giúp giảm bớt áp lực lên tĩnh mạch bị chèn ép khi tử cung lớn dần. Hoặc bạn chườm ấm lên vùng bị đau để giảm cơn đau.
Ngọc Huê
- Thắc mắc về uống vitamin bầu (16:16:00 25/09/2014)
- 4 loại tinh dầu thân thiện với mẹ bầu (15:52:00 25/09/2014)
- Nguyên nhân gây sảy thai tái phát (16:10:00 23/09/2014)
- Giảm lo âu khi mang thai (14:14:00 23/09/2014)
- Nguyên nhân, phòng tránh chửa trứng (14:05:00 23/09/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |