- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Mất ngủ khi mang bầu
Mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng… kèm những thay đổi ở thể chất có thể gây mất ngủ cho phụ nữ mang thai.
Nguyên nhân
Nguyên nhân mất ngủ khi mang bầu có thể do thay đổi ở nội tiết tố, chứng tiểu rắt, ợ nóng, chuột rút… Thực tế, mẹ bầu cũng chẳng thể thoải mái trên giường ngủ với “một quả dưa hấu” đang lớn lên từng ngày. Sự lo lắng trước khi sinh nở cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ ở khoảng tuần 33 của thai kỳ.
Điều mẹ bầu nên làm
- Đừng lo lắng: Chứng mất ngủ khi mang thai không làm hại mẹ hay em bé. Thay vào đó, đôi khi chỉ cần buông lo lắng là mẹ bầu sẽ có giấc ngủ ngon.
- Loại bỏ căng thẳng: Nếu mẹ bầu đang lo lắng, đừng giữ lại điều này và mang nó vào giấc ngủ. Mẹ bầu nên chia sẻ với một người bạn hoặc người bạn đời và cố gắng tìm cách giải quyết âu lo ở ban ngày. Hoặc cố gắng viết ra những gì làm bạn bận tâm.
- Lưu ý trong bữa tối: Mẹ bầu đừng ăn quá no và cố không ăn tối quá gần giờ đi ngủ. Một cái bụng quá no sẽ khiến bạn khó chịu không ngủ được.
- Tránh chất caffeine và chocolate. Đặc biệt là vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối, vì chúng có thể khiến mẹ bầu tỉnh táo. Một bữa ăn nhẹ sẽ tốt cho sức khoẻ hơn nhưng nên chọn đồ ăn một cách khôn ngoan, một chiếc bánh làm từ ngũ cốc và một ly sữa ấm sẽ giúp mẹ bầu có giấc ngủ sâu. Hoặc mẹ bầu chọn ăn fromage (phô mai) và vài quả mơ khô.
- Đồ uống: Mẹ bầu nên uống đủ nước từ sớm, không phải khi quá muộn để giảm bớt áp lực phải đi vệ sinh nhiều lần.
- Tập thể dục: Hàng ngày, mẹ bầu nên tập thể dục nhưng không tập luyện quá sát giờ đi ngủ vì tập luyện có thể làm bạn tỉnh táo.
- Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ: Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Mỗi đêm, hãy đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, hoặc xem TV cho đến khi mẹ bầu buồn ngủ .
- Làm “dịu” chính mình. Hãy thử ru mình vào trạng thái buồn ngủ với một bồn tắm nước ấm và một ly sữa ấm, hay khuyến khích người bạn đời của bạn massage thư giãn cho vợ.
- Tạo sự thoải mái: Nếu không thoải mái, mẹ bầu không thể ngủ ngon. Phòng ngủ của bạn có lạnh quá? Hay nóng bức như một phòng tắm hơi? Mẹ bầu hãy kiểm tra nhiệt độ phòng và đảm bảo dùng đệm và gối dễ chịu, chứ không phải cứng như gạch. Một chiếc gối tốt sẽ giúp mẹ bầu thấy thoải mái và có giấc ngủ đủ.
- Không sử dụng thuốc ngủ: Tuyệt đối không dùng thuốc ngủ kê theo toa từ trước đó hoặc không dùng thuốc thảo dược giúp ngủ ngon. Đây là những thứ nguy hiểm trong quá trình mang thai.
- Nếu không ngủ được, hãy thức dậy: Nếu không ngủ được sau 20-30 phút, mẹ bầu hãy thức dậy, nghĩ tới một nhiệm vụ nhỏ mà chắc chắn mẹ bầu phải thực hiện (nghĩ tới hoá đơn phải trả trong 15 phút – không phải đi cọ nhà vệ sinh) và sau đó, hãy thử ngủ lại. Mẹ bầu sẽ thấy mệt mỏi đủ để cơn buồn ngủ ập tới.
- Đừng nằm đếm thời gian: Hầu hết mọi người ngủ khoảng 8 tiếng mỗi ngày, một số người ngủ ít, cũng có người ngủ nhiều hơn thời gian trên. Vì vậy, thay vì nằm mà không ngủ hoặc cố ngủ cho đủ thời gian, hãy ngủ theo nhu cầu cơ thể mẹ bầu cần.
Ngọc Huê
- Mẹo để mẹ bầu không bị 'nặng bụng' (10:18:00 08/12/2014)
- Những thay đổi ở người mang thai (14:58:00 06/12/2014)
- Các nguyên tắc tập luyện an toàn (15:19:00 30/11/2014)
- Những kiêng kị cho mẹ bầu mùa lạnh (15:08:00 28/11/2014)
- 19 điều nên làm trong 3 tháng cuối (09:18:00 28/11/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |