- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Mẹo để mẹ bầu không bị "nặng bụng"
Để ngăn ngừa đầy bụng, khó tiêu thì mẹ bầu cần điểu chỉnh chế độ ăn uống vì khi mang thai, hệ tiêu hóa không được tốt và van trên của dạ dày bị yếu đi. Cần kiểm tra xem mẹ bầu ăn được bao nhiêu, thậm chí kiểm tra tủ quần áo của mẹ bầu để loại bỏ những trang phục chật.
Dưới đây là những lưu ý để mẹ bầu không bị khó tiêu:
Những lưu ý trong ăn uống
Ăn ít một: Tránh quá tải cho dạ dày bằng cách ăn ít hơn mỗi bữa. Chuyển sang 5-6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính để dạ dày hoạt động tốt hơn.
Không uống quá nhiều trong bữa ăn: Chất lỏng lấp đầy và pha loãng các dịch axit dạ dày khiến dạ dày kém hoạt động, gây khó tiêu. Vì thế, hãy thử uống ít đi khi ăn.
Nhưng phải uống đủ nước trong ngày: Uống đủ nước trong ngày, trừ nửa tiếng trước mỗi bữa ăn cũng khiến hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động hiệu quả hơn.
Ăn chậm: Chế biến thức ăn của mẹ bầu thành những miếng nhỏ, nhai lâu và chậm hơn.
Không ăn muộn vào ban đêm: Nếu mẹ bầu cần phải ăn đêm vì đói thì nên chọn thức ăn dễ tiêu.
Những thực phẩm nên ăn khi bị đầy bụng
- Nước: Bạn nên uống đủ nước khi đang bị đầy bụng. Đừng nghĩ nước sẽ làm bụng ì ạch hơn mà quan trọng, nước giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh đồ uống có cồn hay có ga vì chúng sẽ làm bạn thêm khó chịu. Bạn cũng nên tránh ống hút khi sử dụng đồ uống vì dùng ống hút sẽ làm bạn nuốt thêm vào nhiều không khí, càng làm tình trạng đầy hơi tồi tệ.
- Sữa chua: Sữa chua là món bạn nên ăn để cải thiện hệ tiêu hóa của mình. Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua giúp chống đầy hơi và táo bón. Tuy nhiên nếu bạn bất dung nạp với sữa thì cần tránh sữa chua.
- Bột yến mạch (Oatmeal): Chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt là một thành phần tuyệt vời để chống đầy hơi, vì nó hỗ trợ tiêu hóa cho bạn. Bạn có thể ăn cháo yến mạch vào bữa ăn sáng hoặc ăn ngũ cốc yến mạch với sữa chua để tăng gấp đôi hiệu quả chống đầy bụng.
- Quả đu đủ chín: Papain - một loại enzyme được tìm thấy trong đu đủ rất có lợi cho tiêu hóa. Tương tự như một enzyme sản xuất bởi tuyến tụy, papain còn là chất chống đầy bụng, khó tiêu tốt. Để cải thiện tình trạng nặng bụng, táo bón, bạn nên ăn đu đủ chín thường xuyên.
- Cần tây: Cần tây ăn sống ít có tác dụng chống đầy hơi, ngược lại, khi được nấu chín, cần tây giúp bạn giảm đầy bụng. Để hạn chế dầu mỡ, bạn có thể dùng cần tây để hấp, luộc hoặc nấu canh. Ngoài cần tây thì mùi tây cũng có tác dụng giảm khó tiêu tương tự.
- Dưa hấu: Không chỉ giàu kali và là “thuốc lợi tiểu tự nhiên”, dưa hấu còn có thể “đánh bay” cảm giác đầy bụng cho bạn.
Thực phẩm nên tránh khi bị đầy bụng
- Đồ uống có ga, đồ uống nhiều chất ngọt nhân tạo, món nhiều axit là những thứ nên tránh khi bạn đầy bụng.
- Thực phẩm mặn, béo: Nhiều đường, muối, chất béo trong thức ăn là “công thức” tồi tệ cho nặng bụng. Quá nhiều muối làm tăng khả năng trữ nước, càng làm bạn thấy ậm ạch khó chịu.
- Rau họ cải: Rau họ cải sẽ làm bạn thêm nặng bụng. Nếu bạn thích rau cải xanh, cải bắp, súp lơ thì khi đang khó tiêu, hãy tạm rời xa chúng.
- Sữa (với người bất dung nạp sữa): Với một số người, không dung nạp được lactose có trong sữa sẽ tạo cảm giác bị đầy bụng. Một số sản phẩm từ sữa như fromage (phô mai)… cũng nên tránh trong trường hợp này.
- Tinh bột: Món nhiều tinh bột như mỳ, cơm… cũng góp phần gia tăng tình trạng đầy hơi. Bạn nên giảm chút tinh bột khi bị khó tiêu.
- Hoa quả: Nếu bạn bất dung nạp fructose (chất đường có trong hoa quả) thì bạn sẽ cảm giác bị nặng bụng sau khi ăn hoa quả. Táo, chuối và lê là những loại quả tiềm ẩn nguy cơ gây đầy bụng nhiều nhất. Trong khi đó, mơ và dưa hấu lại có ít fructose nên dễ dàng để tiêu hóa hơn.
Để phòng bị đầy bụng do hoa quả, bạn nên ăn hoa quả trước hoặc sau bữa ăn 30-60 phút.
Những lưu ý trong sinh hoạt giúp mẹ bầu tránh bị đầy bụng
Tránh quần áo chật: Quần áo chật gây áp lực mạnh lên bụng bầu, dạ dày và đường tiêu hóa, từ đó gây khó tiêu. Hãy chọn quần áo rộng rãi, kể cả áo ngực, mẹ bầu sẽ thấy có sự khác biệt đáng kể.
Không tăng cân quá nhiều: Thai phụ nên tăng cân khi mang thai nhưng chỉ nên tăng cân đủ, không phải quá nhiều. Trọng lượng tăng nhanh gây áp lực cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
Ngọc Huê
- Những thay đổi ở người mang thai (14:58:00 06/12/2014)
- Các nguyên tắc tập luyện an toàn (15:19:00 30/11/2014)
- Những kiêng kị cho mẹ bầu mùa lạnh (15:08:00 28/11/2014)
- 19 điều nên làm trong 3 tháng cuối (09:18:00 28/11/2014)
- 23 điều nên làm trong 3 tháng giữa (15:17:00 24/11/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |