Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

19 điều nên làm trong 3 tháng cuối

12:30:11 10/12/2014

3 tháng cuối là giai đoạn chuẩn bị cho em bé chào đời. Mẹ bầu rục rịch sắm sửa quần áo, vật dụng cho mẹ và bé sau sinh.

Dưới đây là những việc cần thiết dành cho mẹ giai đoạn này:

1. Hãy nhận biết chuyển động của bé

Em bé của mẹ đang phát triển, do đó, các loại chuyển động sẽ thay đổi theo sự lớn lên của bé. Khi bé lớn hơn và khỏe hơn, có thể mẹ sẽ cảm thấy những cú đá nhọn của bé dưới xương sườn của mẹ. 

Mỗi bé có một chu kỳ ngủ - thức khác nhau. Mẹ sẽ tự biết những chuyển động của bé thế nào được coi là bình thường. Nếu mẹ nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong chuyển động của bé, mẹ hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

2. Các cuộc khám thai ba tháng cuối của mẹ

Trong tam cá nguyệt thứ ba, khi đi khám thai, bác sĩ sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin về quá trình chuyển dạ, sinh nở, bao gồm cách nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ, làm sao để đối phó với các cơn đau chuyển dạ.

Bác sĩ sẽ đo bụng của mẹ tại mỗi lần khám thai để kiểm tra sự phát triển của bé. Ngoài ra, mẹ bầu có thể siêu âm để xem bé phát triển như thế nào. Nếu mẹ bầu qua tuần 41 mà chưa có dấu hiệu đau đẻ, bác sĩ có thể dùng biện pháp kích thích sinh cho mẹ bầu.

3. Nhận biết các triệu chứng mang thai mẹ không nên bỏ qua

Tiền sản giật là một tình trạng xảy ra khi nhau thai là không hoạt động đúng cách. Nó có thể xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ , nhưng mẹ bầu có nguy cơ cao tiền sản giật trong tam cá nguyệt thứ ba.

Các dấu hiệu đặc trưng của tiền sản giật gồm huyết áp cao, protein trong nước tiểu. Nhức đầu nặng, mắt mờ, chân tay phù cũng được xem là dấu hiệu của tiền sản giật. 

4. Dinh dưỡng tốt

Dinh dưỡng tốt ở giai đoạn này của thai kỳ là rất quan trọng cho sức khỏe của mẹ và sức khỏe của bé. Mẹ bầu nên cố gắng ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt, giúp mẹ sản xuất hồng cầu. 

Tăng lượng sắt cho mẹ bằng những bữa ăn với các nguồn chất sắt như thịt nạc, rau xanh và ngũ cốc. Mẹ nên uống nước cam để giúp cơ thể hấp thu sắt. 

5. Massage bụng nhẹ nhàng cho mẹ

Khi bụng của mẹ phát triển, mẹ có thể muốn dành thời gian tập trung vào thai nhi. Mẹ bầu có thể nhờ chồng massage bụng bầu cho một cách nhẹ nhàng mà cẩn thận và an toàn. Đây là cách đáng yêu để bố mẹ kết nối với bé, thậm chí mẹ có thể cảm nhận thấy những cú đá nhỏ của bé lướt qua khi bố massage cho mẹ.

6. Nói chuyện với bé

Em bé có thể nghe thấy giọng nói của mẹ bây giờ và nói chuyện với bé là một cách tuyệt vời để bắt đầu quá trình liên kết giữa mẹ và con. Nếu bắt đầu một cuộc trò chuyện với bụng bầu có vẻ kỳ lạ, mẹ hãy thử nói với bé về các hoạt động hàng ngày của mẹ, đọc một cuốn sách, tạp chí, hoặc hát cho bé nghe.

7. Tìm hiểu về các giai đoạn của chuyển dạ

Không ai có thể nói cho mẹ biết cơn đau đẻ là thế nào và kéo dài bao lâu. Nhưng tìm hiểu về cơn chuyển dạ sẽ khiến mẹ thấy yên tâm hơn khi sắp sinh nở.

8. Lên kế hoạch sinh con

Nhiều mẹ bắt đầu nộp hồ sơ sinh con ở một số viện nhất định từ tháng thứ 7. Nộp hồ sơ sinh sẽ khiến mẹ yên tâm hơn vì đã có chỗ sinh an toàn.

9. Nhận biết các cơn co thắt

Mẹ hãy ý thức và nhận biết co thắt Braxton Hicks – là những cơn đau đẻ giả. Mẹ hãy chú ý xem những cơn co thắt thế nào và mức độ xảy ra của chúng. Điều này sẽ giúp mẹ phân biệt đau đẻ giả với dấu hiệu đau đẻ thật sự.

10. Mua quần áo cho bé

Hãy suy nghĩ về những bộ quần áo và nhu yếu phẩm khác, chẳng hạn như tã , bỉm của bé, đồ của mẹ sẽ cần sau sinh. Hãy giặt giũ và phơi khô đồ của bé và của mẹ trước khi sử dụng để tránh bị kích thích làn da.

11. Chuẩn bị đồ vào viện sinh con

Mẹ hãy chuẩn bị làn vào viện sinh con, phòng trường hợp mẹ sinh sớm hơn ngày sinh dự kiến. Mẹ chỉ nên mang những vật dụng cần thiết vì có một số đồ đã có sẵn ở viện.

12. Ngủ nhiều hơn

Nếu mẹ thấy khó ngủ, hãy chọn những chiếc gối hỗ trợ để mẹ có giấc ngủ ngon. Kẹp gối vào hai đầu gối của mẹ và kê dưới bụng của mẹ sẽ giúp mẹ có giấc ngủ thoải mái.

13. Hãy sáng tạo trong ‘chuyện ấy’ 3 tháng cuối

Nếu mẹ có sức khỏe tốt, không có biến chứng thai kỳ thì mẹ bầu có thể gần gũi chồng cho đến ngày sinh. Nhưng mẹ cần sáng tạo các tư thế khi bụng bầu lớn lên.

14. Có người thân bên cạnh

Một số mẹ bầu nghỉ sinh trước ngày sinh dự kiến. Khi đó, mẹ bầu cần có người thân bên cạnh để phòng chuyển dạ bất ngờ.

15. Tránh đau lưng

Bụng bầu to làm căng các cơ, dây chằng ở lưng gây đau lưng cho mẹ. Mẹ bầu nên tránh nhấc vật nặng vì nó sẽ tạo áp lực lên các dây chằng.

16. Chuẩn bị nhập viện sinh nở

Mẹ bầu hãy chắc chắn mọi thứ để chuẩn bị sinh sớm hơn dự kiến, nếu điều đó xảy ra. Mẹ bầu nên sắp xếp người trông nhà cửa, bé lớn để có thể an tâm sinh nở.

17. Đọc sách về chăm sóc bé sơ sinh

Khi bé chào đời, mẹ sẽ không có nhiều thời gian để đọc sách báo. Bởi thế, đây là khoảng thời gian lý tưởng để tìm hiểu về việc chăm sóc con.

18. Chuẩn bị cho con bú

Mẹ càng hiểu biết về ý nghĩa và lợi ích của cho con bú mẹ và cách cho con bú thì càng tốt. Mẹ bầu có thể tham dự các lớp tiền sản để được hướng dẫn về cách cho con bú mẹ.

19. Kích thích chuyển dạ tự nhiên

Nếu đã quá ngày sinh dự kiến mà mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ hãy tham khảo các cách để chuyển dạ tự nhiên như đi bộ, “gần chồng”, châm cứu, ăn cà ri… để kích thích chuyển dạ tự nhiên.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo