- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Sa dây rau - biến chứng nguy hiểm cuối thai kỳ
Khi sản phụ bị sa dây rau, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến con.
Dấu hiệu nhận biết sa dây rau
Theo bác sĩ Tạ Việt Cường – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, dây rau là sợi dây duy nhất kết nối giữa mẹ và thai nhi. Đây cũng là con đường cung cấp chất dinh dưỡng từ mẹ đến bé. Trường hợp sản phụ bị sa dây rau là dây rau bị sa qua cổ tử cung ra âm đạo và bị đầu thai nhi chèn vào gây nên tình trạng ngưng trệ tuần hoàn mẹ con, làm thai nhi không trao đổi chất được với mẹ. Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến con.
Có nhiều nguyên nhân gây sa dây rau như: mẹ đẻ nhiều lần nên ngôi thai bình chỉnh không tốt, khung chậu hẹp, méo và có khối u tiền đạo và kèm theo vỡ ối đột ngột. Sa dây rau thường gặp khi chuyển dạ, cổ tử cung mở >2cm và hay gặp trong cá trường hợp đa ối.
|
Các dấu hiệu mẹ bị sa dây rau khi chuyển dạ là:
- Sa dây rau thường xảy ra nở những trường hợp cổ tử cung mở >2cm, ngôi đầu và ối vỡ.
- Mẹ bị ra nhiều nước ối.
- Nhìn thấy dây rau sa ra ngoài âm hộ.
- Thăm âm đạo thấy dây rau nằm cuộn trong âm đạo.
- Thăm âm đạo thấy dây rau ở cổ tử cung
- Cổ tử cung thường chưa mở hết.
- Ngôi thai còn cao, có thể là ngôi bất thường.
Ứng phó khi thai phụ bị sa dây rau?
Sa dây rau là trường hợp rất hiếm gặp ở thai phụ, tỉ lệ thai phụ bị sa dây rau rất ít. Tuy nhiên, nếu mẹ không may gặp trường hợp này nên có những lưu ý sau:
- Nếu trường hợp thai phụ bị sa dây rau trong bọc ối nên cho sản phụ nằm đầu thấp, mông cao và mổ lấy thai ngay.
- Khi có hiện tượng sa dây rau (thấy dây rau trong vùng kín), thai phụ cần đến ngay bệnh viện, các cơ sở y tế gần nhất. Nếu để lâu sẽ dẫn đến tình trạng suy thai cấp.
- Trong khi chờ xe cấp cứu đến, thai phụ nên nằm úp mặt xuống sàn nhà, không cố rặn. Chú ý để tư thế nằm của sản phụ nâng hông và hai chân cao hơn đầu khi nằm ngửa, quỳ gối chổng mông và cúi thấp đầu xuống sàn.
Tháng 8/2014 tại Bệnh viện Bạch Mai vừa cứu sống thành công một ca sa dây rau của sản phụ tên Nhung (Hà Nội). Ngày 5/8 sản phụ Nhung nhâp viện trong tình trạng có cơn co tử cung. Trong quá trình chuyển dạ, chuẩn bị sinh sản phụ được phát hiện bị sa dây rau. Nếu dây rau bị chẹt, oxy sẽ không truyền được cho bé thì nguy cơ bé tử vong cao.
Khi đó tình nguyện viên người Nhật đã xử lý kịp thời: chị Miki đã cho tay vào cổ tử cung và dùng tay đẩy vào vùng tử cung lên giữ không cho cơn co bóp tử cung chèn ép làm chẹt dây rau rốn. Em bé sau đó được cứu sống và sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh. |
Theo Khám Phá
- Sản phụ cảm thấy đau hơn nếu chồng xem họ sinh con (10:56:00 24/01/2015)
- Mẹo giúp mẹ bầu luôn khỏe khoắn khi trời lạnh (10:07:00 13/01/2015)
- 12 điều tuyệt vời nên tận hưởng khi mang thai (08:51:00 06/01/2015)
- Lợi ích của việc sinh tự nhiên (14:43:00 05/01/2015)
- Nguyên nhân gây hoa mắt khi mang thai (09:55:00 01/01/2015)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |