- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Quan niệm sai lầm về sinh nở
Trong thời gian mang thai, có một số lời đồn đại đã ăn sâu và tâm thức của con người chẳng hạn như mẹ lớn tuổi sẽ phải sinh mổ, mẹ có vóc dáng cao sẽ dễ sinh con… Tuy nhiên trên thực tế những suy nghĩ này lại không hoàn toàn chính xác.
Dưới đây là những quan niệm sai lầm phổ biến về chuyện sinh nở, các mẹ bầu nên có những hiểu biết đúng đắn hơn.
Quan niệm 1: Mẹ sinh mổ lần đầu thì lần sau cũng sẽ phải sinh mổ?
90% mẹ bầu có suy nghĩ này!
Thực tế: Nếu ca sinh mổ đầu tiên có nguyên nhân do nước ối quá ít, nhịp tim của thai nhi yếu hoặc do mẹ bầu chọn lựa thì xác suất thành công khi sinh thường lần 2 lênđến 80-90%. Tuy nhiên nếu lần đầu mẹ sinh mổ do xương chậu quá nhỏ, quá trình sinh thường khó, thì xác suất đẻ mổ lần hai lên tới 60-70%. Dù vậy, ca sinh nở lần 2 là đẻ thường hay đẻ mổ còn phụ thuộc vào sức khỏe mẹ bầu và khoảng cách thời gian giữa 2 lần sinh nở.
Quan niệm 2: Thai nhi càng to càng tốt?
40% mẹ bầu có suy nghĩ này!
Thực tế: Khi thai nhi quá nặng cân có thể đối mặt với nhiều rủi ro và khó khăn khi sinh nở như khiến ca sinh nở kéo dài, gây ra hiện tượng thiếu oxy, em bé sẽ hít phải phân su hoặc chấn thương tay, chân trong quá trình đi qua âm đạo của mẹ. Thậm chí nhiều em bé còn phải sử dụng đến kìm kẹp hoặc máy hút… gây ra những chấn thương ở đầu.
Ngoài ra, khi mẹ sinh bé quá lớn thì khung xương chậu cũng như tầng sinh môn cũng dễ bị chấn thương. Vì vậy quan niệm sinh con càng to càng tốt không phải là đúng. Cân nặng chuẩn của trẻ khi chào đời là 2,5-3,5kg.
Quan niệm 3: Thai nhi lớn sẽ khó sinh hơn thai nhi nhỏ?
25% mẹ bầu có suy nghĩ này!
Thực tế: Một số người mẹ nghĩ rằng thai nhi nặng 3,2kg chắc chắn sẽ dễ chào đời hơn bé 3,7kg tuy nhiên thực tế không hoàn toàn như vậy. Việc sinh nở một phần phụ thuộc vào cân nặng của thai nhi nhưng cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như khung xương chậu của mẹ, mức độ co thắt tử cung, sự chịu đau của mẹ… Vì vậy mẹ đừng nghĩ rằng em bé của mẹ nhẹ cân thì sẽ chắc chắn dễ đẻ thường.
Quan niệm 4: Phụ nữ mông to dễ đẻ thường?
25% mẹ bầu có suy nghĩ này!
Thực tế: Quan niệm của các cụ ngày xưa thường cho rằng phụ nữ mông to sẽ dễ sinh nở, tuy nhiên thực tế thì điều này không hoàn toàn đúng. Theo như quan niệm cũ, phụ nữ mông to thì sẽ có cấu trúc xương chậu to, dễ sinh nở nhưng có rất nhiều mẹ bầu béo, tăng nhiều cân trong thai kỳ khiến mông tăng kích thước đáng kể, trong trường hợp này thì không thể khẳng định mẹ bầu đó dễ sinh nở.
Ngoài ra, mẹ cũng đừng quá tin tưởng quan niệm này và bồi bổ quá nhiều. Việc tăng cân nhiều khi mang thai có thể gây tiểu đường thai kỳ, em bé béo phì và khó sinh nở.
Quan niệm 5: Mẹ lớn tuổi sẽ phải sinh mổ?
40% mẹ bầu có suy nghĩ này!
Thực tế: Tuổi của người mẹ không liên quan nhiều đến phương pháp sinh nở. Miễn là mẹ bầu đó có kích thước xương chậu lớn, các cơn co thắt sinh nở bình thường và có đủ sức khỏe thì hoàn toàn có thể sinh thường.
Quan niệm 6: Quá ngày dự sinh vẫn không cần đẻ mổ?
50% mẹ bầu có suy nghĩ này!
Thực tế: Kéo dài cuộc sống của thai nhi trong tử cung không phải là điều tốt bởi lúc này chức năng nhau thai và dịch ối đã rất “nghèn nàn”, không đủ dinh dưỡng để nuôi thai nhi phát triển, thậm chí còn nguy hiểm cho sức khỏe em bé. Vì vậy nếu đã quá ngày dự sinh, mẹ nên khám thai thường xuyên và làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Nhiều trường hợp mẹ cố tình không sinh mổ khi thai nhi đã già ngày có thể khiến thai bị chết lưu do thiếu oxy.
Theo Khám Phá
- Tai biến sản khoa tăng cao mỗi năm do nạo phá thai, sinh mổ (11:46:00 26/01/2015)
- Sa dây rau - biến chứng nguy hiểm cuối thai kỳ (08:42:00 26/01/2015)
- Sản phụ cảm thấy đau hơn nếu chồng xem họ sinh con (10:56:00 24/01/2015)
- Mẹo giúp mẹ bầu luôn khỏe khoắn khi trời lạnh (10:07:00 13/01/2015)
- 12 điều tuyệt vời nên tận hưởng khi mang thai (08:51:00 06/01/2015)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |