- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Ngủ trưa đầy đủ giúp bé thông minh
Một nghiên cứu mới được công bố tại Mỹ cho hay bé có một giấc ngủ trưa đầy đủ sẽ có khả năng ghi nhớ tốt.
Các nhà nghiên cứu từ trường đại học Sheffied ở Anh và đại học Bochum ở Đức đã tiến hành kiểm tra 216 em bé ở tầm 6 tháng tuổi đến 1 tuổi rưỡi. Để tiện cho quá trình điểu tra, họ tiến hành điều tra thông tin từ bố mẹ về thời gian, thói quen ngủ hằng ngày của các bé.
Sau khi lấy được đầy đủ thông tin cần thiết, các nhà nghiên cứu đã dạy các em bé ba nhiệm vụ sử dụng với các con rối. Trong vòng 4 tiếng giảng dạy, một nửa số lượng em bé bắt đầu chìm vào giấc ngủ trong khi số còn lại thì thức hoặc chỉ ngủ dưới 30 phút.
Vào ngày tiếp theo, các em bé sẽ được yêu cầu nhắc lại các nhiệm vụ mà bé đã được dạy vào hôm trước. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, các bé có một giấc ngủ ngắn sau khi tiếp thu bài học có thể nhớ được ½ số nhiệm vụ đã được dạy, trong khi đó, những bé không ngủ hoặc ngủ quá nhiều thì hoàn toàn không nhớ gì.
Các nhà khoa học cũng tiến hành nghiên cứu và xem xét sự phát triển trí tuệ ở bé nhỏ và nhận thấy rằng, những bé có thói quen ngủ trưa thường có khả năng tập trung và thông minh hơn so với những bé khác. Khi bé bắt đầu đi học mẫu giáo thì việc ngủ trưa lại càng quan trọng, nó sẽ giúp bé tập trung hơn và không có những biểu hiện cáu gắt hay tỏ ra chống đối người lớn. Thời gian ngủ trưa của bé càng ít thì khả năng tập trung càng kém.
“Giấc ngủ trưa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí lực của bé. Các bậc phụ huynh cần tập cho bé thói quen ngủ trưa đúng giờ giấc để tránh tình trạng mất ngủ vào ban đêm ảnh hưởng đến sức khỏe bé”. Các nhà khoa học khuyến cáo.
Nghiên cứu này giúp các nhà khoa học chứng minh rằng bé đi ngủ ngay sau khi tiếp thu một bài học mới sẽ có khả năng ghi nhớ lâu hơn. Đó là lí do tại sao, trước khi cho bé đi ngủ, các mẹ nên dành chút thời gian đọc cho bé nghe một câu chuyện hay giảng giải cho bé biết về một điều lý thú gì đó.
Cách giúp bé có một giấc ngủ trưa hiệu quả
Ở mỗi độ tuổi, bé sẽ có những giấc ngủ khác nhau. Bé mới sinh đến 5 tháng tuổi thường có khoảng 3 giấc ngủ ngắn trong ngày; bé từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi có 2 giấc ngủ ngắn mỗi ngày; từ 18 tháng đến 2 tuổi bé sẽ chỉ có một giấc ngủ ngắn trong ngày; và từ 2 tuổi đến 4 tuổi, mẹ cần tập cho bé có một thói quen ngủ trưa.
Không phải bé nào cũng ngoan ngoãn nghe theo lời mẹ và đi ngủ trưa đúng giờ, dưới đây là một vài lời khuyên để mẹ giúp bé có giấc ngủ trưa hiệu quả.
1. Không nên cho bé ăn quá no, hay ăn những thức ăn có dầu mỡ trong bữa trưa, vì nó tạo cảm giác ngán, đầy bụng, tức bụng khiến cơn buồn ngủ của bé đến chậm hơn hoặc bé ngủ không ngon. Sau khi ăn xong khoảng 10 phút chúng ta mới nên cho bé đi ngủ.
2. Tạo cho bé thói quen ngủ trưa và nên tuân theo quy luật, tuy nhiên điều này không có nghĩa mẹ phải bắt bé ngủ trưa vào một giờ nhất định, nhưng mẹ nên có một thời gian biểu hợp lý để bé coi việc ngủ trưa là một hoạt động tự nhiên.
3. Dạy bé học cách tự ngủ và ngủ một mình, điều này sẽ tốt cho việc hình thành tính tự lập ở bé sau này.
4. Mẹ hãy để ý nếu thấy dấu hiệu bé buồn ngủ như dụi mắt, lờ đờ với xung quanh,…thì nên cho bé đi ngủ luôn. Bé sẽ dễ dàng ngủ sâu hơn khi cho bé ngủ đúng lúc.
5. Nên cho bé ngủ ở cùng một nơi bé vẫn ngủ vào ban đêm, như vậy sẽ giúp bé quen với địa điểm đặc biệt giành cho giấc ngủ.
6. Bé ngủ trưa cũng cần được yên tĩnh, tránh gió và ánh sáng. Mẹ có thể kể một câu chuyện hoặc hát ru để bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
7. Mẹ luôn nhớ phải cho bé nằm trong tư thế đầu cao chân thấp, nằm nghiêng về bên phải để giảm áp lực cho tim và không ngáy. Nếu thấy bé há miệng khi ngủ, mẹ nên đẩy nhẹ cằm để khép môi bé lại, tránh tạo thành thói quen sau này của bé, ảnh hưởng tới đường hô hấp, dễ gây sâu răng, làm lệch lạc răng và hàm bé sẽ bị hô.
8. Không nên cho bé ngủ quá dài hay quá ngắn. Bé ngủ trưa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm của bé.
9. Nên đánh thức bé một cách từ từ và thật nhẹ nhàng, tránh khiến bé giật mình. Sau khi tỉnh giấc nên để 2 -3 phút cho cơ thể bé được tỉnh táo hẳn, có thể cho bé uống một cốc nước.
Theo Khám Phá
- Cẩn trọng với các dấu hiệu mắt mờ của bé (15:22:00 29/01/2015)
- Phản ứng của bố mẹ khi con khóc tác động đến tương lai bé (07:54:00 26/01/2015)
- Không tiêm vaccine, nhiều bé mắc bệnh ho gà thể nặng (10:27:00 24/01/2015)
- 8 cách dỗ trẻ nín khóc đơn giản và hiệu quả (16:38:00 22/01/2015)
- Nguy hại khôn lường khi cho bé dùng gối quá sớm (11:26:00 21/01/2015)
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |