- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Các trường hợp mẹ cho con bú sẽ hại con
Sữa mẹ rất tốt cho bé sơ sinh và dưới 2 tuổi. Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp bé phát triển được toàn diện và phòng chống được nhiều bệnh tật. Song thật không may có những người mẹ vì một số điều kiện mà không thể cho con bú.
Dưới đây là các trường hợp mẹ không nên cho con bú để tránh gây hại cho bé.
1. Mẹ bị nhiễm HIV
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyên cáo các bà mẹ dương tính với HIV không nên cho con bú vì HIV có trong sữa mẹ và có thể truyền sang con khi cho bú. Vì vậy, phụ nữ nhiễm HIV nên nuôi con bằng sữa thay thế. Theo các chuyên gia, hiện nay thức ăn thay thế sữa mẹ hiệu quả là sữa bột; không được thay thế sữa mẹ bằng nước hoa quả, nước đường hoặc cháo hay bột.
Phụ nữ nhiễm HIV chỉ nên chọn một cách nuôi con, hoặc là bú sữa mẹ hoặc là ăn sữa ngoài hoàn toàn. Tuyệt đối không nên cho bé vừa bú mẹ vừa ăn sữa ngoài thay thế, vì bé sẽ càng có nguy cơ nhiễm HIV cao, thậm chí cao hơn là nếu bé chỉ bú mẹ.
Trong trường hợp bé bị dị ứng với sữa bột, lúc đó mẹ bắt buộc phải cho con bú. Tuy nhiên, mẹ cần phải vệ sinh đầu vú sạch sẽ, thường xuyên và cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ mà không dùng sữa thay thế hay bất cứ thức ăn, nước uống nào khác. Đặc biệt, cần ngừng cho bé bú càng sớm càng tốt, muộn nhất là khi bé 6 tháng tuổi và phải thường xuyên cho bé đến các trung tâm y tế để theo dõi và xét nghiệm.
2. Mẹ bị bệnh lao phổi
Những người mẹ bị lao phổi, nhất là trong thời kỳ bệnh phát triển, nên kiêng hẳn sữa mẹ, và không nên trông, chăm sóc bé. Nếu mẹ không kiêng cẩn thận sẽ có hại cho sức khỏe của con (con dễ bị nhiễm bệnh của mẹ) và khiến bản thân người mẹ suy kiệt sức khỏe. Trường hợp không cho con bú được, mẹ nên cho bé ăn tạm sữa ngoài, cháo sữa, bột sữa… chờ cho mẹ khỏi mới cho bú trở lại.
3. Mẹ bị nhiễm HTLV-1
HTLV-1 là siêu vi khuẩn nhiễm vào bạch huyết cầu ở người. Đây cũng là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như HIV. Do đó khi người mẹ không may mắc phải căn bệnh quái ác này thì không được cho con bú vì vi khuẩn này truyền qua dòng sữa mẹ.
4. Mẹ mắc bệnh tiểu đường
Khi mẹ bị mắc bệnh tiểu đường cần tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và xin lời khuyên của bác sĩ là có nên cho con bú hay không. Thông thường thì mẹ bị mắc bệnh này vẫn có thể cho con bú, tuy nhiên phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi thích hợp. Mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, tránh ăn đồ ngọt để ngăn ngừa lượng đường trong máu.
5. Mẹ đang điều trị i-ốt phóng xạ
Khi mẹ đang điều trị i-ốt phóng xạ, rất có thể i-ốt sẽ nhiễm vào sữa gây tổn hại tới chức năng tuyến giáp của bé. Bởi vậy, sau khi đã điều trị xong, người mẹ nên đi kiểm tra mức độ chất phóng xạ có trong sữa mẹ, nếu mức độ đó không gây ảnh hưởng thì mới tiếp tục cho con bú.
6. Mẹ bị ung thư
Các bà mẹ bị ung thư đang phải xử dụng thuốc điều trị cũng không thể cho con bú. Thuốc điều trị ung thư cản trở phân chia tế bào gây tổn hại nghiêm trọng đến sự phát triển của bé nếu truyền qua sữa mẹ.
Theo Khám Phá
- Nguy cơ tự kỷ khi bé đảo mắt thường xuyên (08:49:00 09/02/2015)
- TP HCM: Bệnh thủy đậu có dấu hiệu bất thường, nguy cơ 'cháy' vaccine (09:25:00 06/02/2015)
- 7 tình huống cha mẹ tuyệt đối không nên âu yếm, ôm hôn con (08:18:00 05/02/2015)
- 7 sản phẩm cho bé dễ chứa chất độc hại các mẹ nên biết (08:23:00 03/02/2015)
- Ngủ trưa đầy đủ giúp bé thông minh (08:45:00 02/02/2015)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |