- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
7 chỗ bị phù khi mang thai mẹ bầu ít biết đến
Phù chân khi mang thai là điều mà tất cả các mẹ bầu đã nghe đến, nhưng đôi chân không phải là bộ phận duy nhất trên cơ thể bị phù khi bạn đang mang bầu.
Bàn chân
Phần cơ thể thường bị phù nhiều nhất trong thời kỳ mang thai chắc chắn là bàn chân và phần lớn các mẹ bầu đều trải qua cảm giác bị phù chân trong thai kỳ của mình.
Môi
Nhiều người cũng chia sẻ hình ảnh đôi môi sưng phồng của mình trong thời kỳ bầu bí. Các mẹ cho biết môi sưng phù cũng là một biểu hiện khó chịu của việc mang thai. Thế nhưng, trừ khi nó nặng nề hay đau đớn, hiện tượng này là không có gì phải lo lắng cả.
Ngực
Ngực sưng và nhạy cảm là dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ đối với nhiều phụ nữ. Triệu chứng có thể xuất hiện sớm nhất vào khoảng 1-2 tuần sau khi thụ thai. Sau đó, từ tuần thứ 6 đến thứ 8, ngực bạn rất có thể sẽ sưng hơn, và tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ. Thường thì ngực tăng lên một kích thước nhất định, nhưng sẽ co lại sau khi bạn dừng cho con bú.
Mũi
Một số mẹ bầu cho biết mũi của họ thực sự sưng to trong khi mang thai, hiện tượng này là do các mạch máu mũi gây ra. Mang thai khiến các mạch phình ra, làm tăng áp lực, nguyên nhân khiến chúng dễ bị vỡ. Kết quả là hiện tượng chảy máu mũi thai kỳ đáng sợ. Bạn có thể cố gắng tránh rắc rối này bằng cách luôn giữ ẩm cho mũi (dùng máy tạo độ ẩm trong những tháng mùa lạnh), và giữ cho đầu các bạn ngẩng cao, cũng như dùng đá lạnh đắp lên mũi.
Chân và mắt cá chân
Chân và mắt cá và chân bị phù trong thời kỳ mang thai là bởi chất lỏng thừa tập trung trong các mô của bạn. Đây là hiện tượng phổ biến trong 3 tháng cuối thai kỳ. Sau khi em bé được sinh ra, việc sưng phù này sẽ giảm bớt, nhưng trong khi chờ đến lúc vượt cạn, bạn vẫn có thể làm nhiều điều để cải thiện tình hình, đơn cử như nâng bàn chân của bạn khi ngồi lâu, tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước, và tránh các thức ăn mặn.
Mặt
Nhiều mẹ bầu đăng hình ảnh khuôn mặt sưng phù của mình khi mang thai lên mạng. Khuôn mặt bị phù của các mẹ sẽ trở lại gần như bình thường ngay lập tức sau khi sinh con.
Lợi (nướu)
Gần một nửa phụ nữ mang thai có thể gặp một số rắc rối viêm lợi khi mang thai, có thể gây ra sưng, chảy máu chân răng do độ nhạy mảng bám tăng lên. Hãy khắc phục bằng cách đánh răng nhẹ nhàng hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa thường xuyên, và sắp xếp một chuyến đi đến nha sĩ nếu các triệu chứng của bạn không được cải thiện.
Theo Trí Thức Trẻ
- Ba mốc khám thai quan trọng nhất (09:09:00 15/04/2015)
- Những suy nghĩ sai lầm của mẹ về sinh nở (08:16:00 13/04/2015)
- Những điều nên tránh ngay trước ngày dự sinh (08:34:00 11/04/2015)
- Những dấu hiệu sớm báo mẹ có thể mất con (08:23:00 10/04/2015)
- 5 triệu chứng mẹ chớ coi thường cuối thai kỳ (08:49:00 06/04/2015)
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |