- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé quấy khóc khi ngủ
'Lúc 14 tháng tuổi, con tôi hay khóc, la hét trong đêm. Bé còn đánh đập người bên cạnh. Nay cháu 3 tuổi thì tình trạng này lặp lại, tôi dỗ mấy bé cũng không nín, có lúc tức quá tôi đánh vào mông khiến bé càng khóc to. Nhiều đêm tôi vật vã gần nửa tiếng bé mới chịu yên. Tôi rất lo lắng không biết con mình có bị bệnh thần kinh không. Nếu muốn khám thì khám ở đâu' - Tuyết.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh (Trưởng khoa Tâm Lý, Bệnh viện Nhi Đồng 1) trả lời:
Theo bạn miêu tả, cho đến thời điểm này, bé có 2 đợt bị rối loạn giấc ngủ. Đợt 1 lúc 14 tháng tuổi, đợt thứ hai là trong hiện tại. Những hành vi bất thường đó xảy ra trong lúc bé ngủ, chứng tỏ bé có những cơn ác mộng gây kinh hoàng. Bạn không nên tét vào mông để đánh thức bé, vì vô tình bạn thêm một hành vi bạo lực đối với bé.
Bạn có thể hẹn khám tâm lý cho bé tại khoa Tâm Lý, Bệnh viện Nhi Đồng 1 hoặc các bệnh viện nhi có đơn vị tâm lý.
Trong khi chờ đợi, bạn nên xem trong 2 thời điểm trước khi bé có những biểu hiện rối loạn giấc ngủ, có biến cố nào xảy ra gây sự hoảng sợ cho bé không. Bé có chơi trò chơi hay xem phim siêu nhân không. Có ai dọa ma hoặc cho bé xem phim ma không. Bé có cùng với người lớn xem phim có những màn bạo lực không.
Bạn cũng nên quan tâm xem cách giáo dục trong gia đình có dùng lời đe dọa, mắng chửi, đánh đập bé khi bé không làm hài lòng cha mẹ không. Bé có bị ép buộc ăn uống khi bé từ chối ăn không. Cần tìm hiểu những yếu tố đó để tìm ra nguyên nhân gây căng thẳng, lo sợ cho bé và tìm cách trấn an bé để bé có một giấc ngủ tốt hơn.
Theo VnExpress
- Thiếu máu sinh lý và bệnh lý ở bé (10:40:06 01/02/2013)
- Hà Nội: Tăng số bé tiêu chảy do virus (09:50:00 15/01/2013)
- Hà Nội: Bé gái bị thoát vị hoành bẩm sinh (00:55:00 14/01/2013)
- Dinh dưỡng khi bé bị ho (18:46:00 10/01/2013)
- Tắm, gội an toàn cho con mùa lạnh (20:44:00 09/01/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |