- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bình Dương: Lấy nhầm rượu pha sữa cho bé một tuần tuổi
Thông tin từ các bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 TP HCM những ngày gần đây cho biết, đã tiếp nhận cấp cứu nhiều bé sơ sinh suýt tử vong do sự bất cẩn từ người lớn. Trong đó, một bé gái mới 7 ngày tuổi tuổi bị cho uống nhầm rượu gây ngộ độc.
Bé gái (ngụ Bình Dương) được điều trị cấp cứu tích cực tại Khoa sơ sinh (Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM). Theo mẹ bệnh nhi, do người nhà nhầm tưởng chai nước suối đựng rượu đế là chai nước tinh khiết nên lấy pha sữa cho bé uống. Ngay sau khi uống, bé khóc thét, biểu hiện suy hô hấp, người nổi đỏ… được người nhà đưa đi cấp cứu tại một cơ sở y tế địa phương trước khi chuyển xuống Nhi Đồng 2.
Trường hợp thứ hai vừa được Khoa Cấp cứu - Hồi sức (Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM cứu sống là bé 14 tháng tuổi bị ngộ độc dầu khuynh diệp. Trước đó, chiều ngày 20/1, bé được mẹ tắm. Theo thường lệ sau khi tắm xong, người mẹ sẽ thoa phấn rôm và dầu cho con. Tuy nhiên sau khi thoa dầu xong người mẹ sơ ý để chai dầu lỏng nắp gần con. Trong lúc đi lấy hộp phấn rôm quay lại, chị phát hiện bé đã uống ¼ chai dầu. Khoảng 15 phút sau, bé có dấu hiệu lừ đừ, đứng loạng choạng, sau 30 phút bé nôn liên tục, dịch nôn nồng nặc mùi dầu... gia đình lập tức chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
Tại bệnh viện, bé rơi vào tình trạng hôn mê, thở không đều và có những cơn ngưng thở. Các bác sĩ đã xử trí cấp cứu, đặt nội khí quản, chống co giật và hút dịch dạ dày, cho than hoạt loại bỏ độc chất cứu bệnh nhi.
Các bác sĩ khuyến cáo, đa số các bà mẹ sử dụng dầu khuynh diệp để trị ho, nghẹt mũi, cảm lạnh cho bé… Tuy nhiên, nếu sơ ý có thể dẫn đến nguy kịch tính mạng cho bé vì trong loại dầu này có chất gây ngộ độc. Khi phát hiện bé uống phải hay có dấu hiệu bất thường, người nhà cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
Cần Thơ: Cứu cháu bé 5 tuổi bị kính đâm thủng màng phổi
Chiều 31/1, tiến sĩ - bác sĩ Lê Hoàng Sơn (Giám đốc bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ) cho biết, sau gần 2 tuần tích cực điều trị, bệnh nhi Nguyễn Xuân Mai (5 tuổi, ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, Hậu Giang) bị mảnh kính tủ vỡ đâm thủng phổi đã hồi phục và được ra viện.
Trước đó ngày 17/1, trong lúc vui đùa với người nhà, cháu Mai đã va vào tủ kính và bị mảnh kính đâm vào ngực, thủng phổi. Cháu được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, máu tràn màng phổi, khó thở và rách cơ hoành, ổ bụng.
Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật dẫn lưu màng phổi, may cơ hoành và lấy ra khỏi màng phổi của bệnh nhi một mảnh kính nhọn dài 6cm. Sau phẫu thuật, các dấu hiệu sinh tồn hồi phục, cháu Mai được Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ chuyển về điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ tiếp tục điều trị, chăm sóc hậu phẫu.
Huế: Nội soi lấy pin tiểu từ dạ dày bé 4 tuổi
Bác sĩ Trần Như Nguyên Phương (Trưởng khoa Nội soi, Bệnh viện Trung ương Huế) cho biết, các bác sĩ của khoa này vừa sử dụng ống nội soi mềm lấy viên pin tiểu từ dạ dày của một bé trai 4 tuổi. Sau ca nội soi bệnh nhi đã khỏe mạnh và xuất viện.
Trước đó, ngày 25/1, bé trai (trú tại huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế) nhập viện vì nuốt một viên pin tiểu. Người nhà của bé cho biết, sau khi đi nhà trẻ về, bé cùng người chị (học lớp 7) xem truyền hình. Trong khi điều khiển kênh đài thì pin từ cái điều khiển tivi rơi ra, bé nhặt lên chơi rồi cho vào miệng nuốt lúc nào không hay.
Viên pin được lấy từ dạ dày của bé trai.
Tại Khoa Cấp cứu, sau khi xét nghiệm máu, siêu âm, chụp phim dạ dày, các bác sĩ đã phát hiện viên pin tiểu nằm trong dạ dày bé. Sau đó, bác sĩ Trần Như Nguyên Phương cùng êkíp đã dùng ống nội soi mềm đưa vào miệng qua thực quản, dạ dày rồi dùng dụng cụ can thiệp (ống thòng lọng) đưa viên pin ra ngoài.
Theo bác sĩ Phương, đây là trường hợp may mắn vì được phát hiện và cứu chữa sớm. Nếu để chậm thì viên pin đó từ dạ dày qua lỗ môn vị xuống ruột và buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật. Nguy hiểm hơn, khi pin tồn tại lâu sẽ bị phân hủy và gây nhiều biến chứng cho ruột.
Bác sĩ Phương khuyến cáo, phụ huynh khi bắt gặp những trường hợp tương tự nên nhanh chóng đưa con cháu đến bệnh viện sớm để lấy dị vật ra bằng thủ thuật nội soi tiêu hóa.
Theo Người Lao Động / Phunuonline / TTXVN
- Bé quấy khóc khi ngủ (08:34:00 04/02/2013)
- Thiếu máu sinh lý và bệnh lý ở bé (10:40:06 01/02/2013)
- Hà Nội: Tăng số bé tiêu chảy do virus (09:50:00 15/01/2013)
- Hà Nội: Bé gái bị thoát vị hoành bẩm sinh (00:55:00 14/01/2013)
- Dinh dưỡng khi bé bị ho (18:46:00 10/01/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |