- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Nhiễm trùng có thể gây hỏng thận ở bé
Bé mắc một số bệnh như nhiễm trùng, viêm họng… mà không được điều trị tốt có thể dẫn đến bệnh thận. Nhiều người vẫn nghĩ bệnh thận chỉ xảy ra ở người lớn, trên thực tế tỷ lệ bé mắc bệnh này khá cao.
Thạc sĩ - bác sĩ Hoàng Thị Diễm Thúy (Trưởng Khoa Thận - Nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 2) cho biết, khoảng 70 bệnh nhi đang điều trị nội trú và hơn 500 bé được quản lý ngoại trú hiện nay. Mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận hơn 100 ca mới bị bệnh thận hư và gần 20 ca mới suy thận mạn.
Theo bác sĩ Thúy, bé có nguy cơ bị thận bẩm sinh do nhiều nguyên nhân, trong đó thường thấy là do người mẹ sử dụng thuốc hạ áp và một số loại thuốc không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình mang thai.
Ngoài ra, khi các bé mắc một số bệnh như bệnh nhiễm trùng, bệnh viêm họng (đối với trường hợp bệnh viêm họng do vi khuẩn, chủ yếu liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A Streptococcus gây ra)… nếu không được điều trị tốt thì cũng dễ dẫn đến bệnh thận. Một số bệnh bé hay gặp là nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thận hư, viêm cầu thận cấp…
Những triệu chứng thường gặp:
- Đi tiểu ra máu, buốt đau, tiểu rỉ rỉ không thành vòi, nước tiểu đục.
- Bị phù, sưng mặt, cao huyết áp.
- Một số trường hợp, bé có triệu chứng hay nôn ói, nhức đầu, lười ăn, chậm lớn.
Khi bé có những biểu hiện này thì cần nhanh chóng cho bé đi thăm khám để có hướng điều trị kịp thời.
Một số lưu ý:
- Thận là bệnh phải điều trị lâu dài, phải kiên nhẫn tuân thủ theo điều trị của bác sĩ, thực hiện đúng lịch điều trị, tái khám do bác sĩ chỉ định.
- Kiểm soát chế độ ăn uống của bé hợp lý, không cho bé ăn quá mặn.
- Lúc mang thai, mẹ không tự động dùng thuốc.
Theo Lê Phương
VnExpress
- Sửa nói ngọng cho bé 3 tuổi (08:58:00 05/02/2013)
- Bình Dương: Lấy nhầm rượu pha sữa cho bé một tuần tuổi (10:22:00 04/02/2013)
- Bé quấy khóc khi ngủ (08:34:00 04/02/2013)
- Thiếu máu sinh lý và bệnh lý ở bé (10:40:06 01/02/2013)
- Hà Nội: Tăng số bé tiêu chảy do virus (09:50:00 15/01/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |