- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
5 sai lầm thường gặp với sữa bình
Sai lầm thứ nhất cha mẹ dễ mắc là pha sữa bình đặc (hoặc loãng) hơn hướng dẫn.
>> 5 lỗi khi pha sữa bình
Một số người mẹ cố ý pha sữa đặc để bé bú lượng ít nhưng nhận được nhiều chất dinh dưỡng; hoặc có người lại pha loãng sữa để bé “mau tiêu”, hạn chế tiêu chảy… Thật ra, tất cả những điều trên đều không đúng.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như nhà sản xuất sữa đã có những nghiên cứu rất kỹ về sản phẩm sữa sau khi được pha. Nồng độ thẩm thấu của sữa cũng như tỉ lệ cân đối giữa các thành phần trong sữa đã được tính toán gần đúng như sữa mẹ, để thuận lợi nhất cho tiêu hóa và hấp thu hoàn toàn các chất dinh dưỡng vào cơ thể của bé, kể cả thành phần nước. Vì vậy, sữa quá đặc sẽ “khó tiêu” và “tiêu không hoàn toàn”, còn sữa loãng sẽ không đủ dinh dưỡng để nuôi bé. Những trường hợp phải pha sữa khác với hướng dẫn cần có chỉ định của bác sĩ (thường chỉ dùng trong thời gian ngắn với sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ).
4 sai lầm khác cần tránh khi pha sữa bình cho con:
2. Pha sữa bột với nước quá nóng hoặc quá nguội
Một số chất dinh dưỡng (như lysin, axit folic, các vitamin nhóm B, …) trong sữa dễ bị hỏng, mất tác dụng ở nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu bạn pha sữa nóng hơn nhiệt độ đã hướng dẫn thì sẽ mất chất.
Còn pha sữa với nước nguội quá thì sữa sẽ không tan hết (sau khi bé bú sẽ thấy các cục sữa nhỏ đóng đầy trên thành bình). Thường nước ấm 40-60ºC là đủ, bạn có thể pha 2/3 nước nguội với 1/3 nước sôi để có nhiệt độ trên, cho sữa vào và lắc bình nhiều lần cho sữa tan hết (không thấy sữa đóng cục trên thành bình), để sữa nguội bớt và bé có thể bú ngay.
3. Vặn nắp bình sữa quá chặt khi cho bé bú
Một nguyên tắc vật lý xảy ra khi sữa được mút từ bình vào miệng bé là không khí từ bên ngoài phải đi vào trong bình sữa, tức là bé chỉ bú tốt khi thấy nhiều bọt sữa lớn trào lên trong bình. Nếu vặn nắp bình quá chặt thì bé sẽ phải mút rất mạnh mới lấy sữa được, rất tốn sức, lại bú ít và bú chậm.
Trước khi cho bú, bạn nên vặn nắp núm vú lỏng ra hoàn toàn sau đó vặn ngược chiều lại vừa sít nhẹ là được. Dù bé bú còn ít nhưng không nên dùng bình sữa nhỏ (60ml) mà nên mua loại trung (140ml) để bé dễ bú.
4. Pha sẵn một bình đầy sữa để cho bé uống dần trong đêm
Cách này thì rất thuận tiện cho mẹ và cho... vi trùng, vì vậy sẽ không tốt cho con. Khi bé ngậm núm vú, nước bọt sẽ lưu lại trên núm và có thể vào trong bình sữa, sữa sẽ bị ôi thiu nhanh hơn. Tốt nhất là pha sữa vừa đủ với cữ bú của bé và cho bú ngay sau khi pha. Bình sữa sau khi pha chỉ để tối đa 1 tiếng với điều kiện luộc sôi bình, kỹ thuật pha sữa đúng và bé chưa mút vú. Nếu bé đã ngậm vú thì phải bú hết trong vòng 15-30 phút.
Sữa là một môi trường rất tốt để vi trùng phát triển nhanh chóng. Chỉ cần 2 tiếng, vi trùng sẽ sinh sản 210 lần.
5. Lưu trữ bình sữa trong tủ lạnh hoặc dùng bình ủ ấm
Bình ủ ấm chỉ có tác dụng giữ ấm lâu chứ không có tác dụng ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Việc trữ sữa trong tủ lạnh giúp kìm hãm sự phát triển của vi trùng, nhưng không nên để lâu quá 2-3 tiếng. Trước khi cho bú, bạn cần làm ấm lại bằng cách ngâm bình trong nước ấm.
Theo BS. Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM)
SK & ĐS
- Để bé không bị nẻ mùa lạnh (08:32:00 09/12/2011)
- Bé 16 tháng nhập viện vì hóc hạt hướng dương (11:53:00 08/12/2011)
- Phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh (08:43:00 08/12/2011)
- 3 bước quấn bé (09:19:00 07/12/2011)
- Lò xo bút bi văng vào mắt, bé 9 tuổi rách giác mạc (16:00:00 06/12/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |