- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé 4 tuổi nhập viện vì cắn phích điện
Ở nhà chơi với anh, thấy cuộn dây điện hai đầu đều có phích cắm, bé Nam cắm một đầu vào ổ điện, còn một đầu cho vào miệng mình và bị giật mạnh.
Bé Nguyễn Văn Nam (4 tuổi ở Tề Lỗ, Yên Lạc, Vĩnh Phúc) nhập Viện Bỏng quốc gia ngày 18/11 trong tình trạng người yếu lả, môi trên sưng to, cháy xạm, lưỡi và trong miệng trắng nhợt.
Mẹ bé Nam cho biết, sáng đó, vợ chồng chị đi làm nên để hai cậu con trai ở nhà chơi với nhau, nhờ người bác nhà bên thỉnh thoảng sang trông chừng. Tầm hơn 9 giờ, cậu em thấy cuộn dây điện bố hay dùng để cắm nhờ sang nhà hàng xóm mỗi khi mất điện, liền cắm một đầu vào ổ, còn một đầu cho vào miệng cắn. Bị điện giật, cậu bé sợ quá, lấy tay kéo mạnh lôi phích điện khỏi ổ. Lúc này người bác sang thấy mùi khét lẹt, cháu nằm thất thần, miệng ú ớ không nói được, mới gọi người đưa cháu tới viện ngay.
Tiến sĩ Nguyễn Hải An (phó chủ nhiệm Khoa Trẻ em, Viện Bỏng Quốc Gia) cho biết, do cháu Nam bị bỏng điện trong miệng nên việc điều trị rất khó khăn. Cháu được tiêm kháng sinh, truyền nước, ăn uống qua đường xông, thở khí dung và bôi mật ong để các lớp da hoại tử bong dần ra. Hiện cháu đã có thể nói được, tình trạng phù nề ở môi miệng đã đỡ. Tuy nhiên, thời gian điều trị cho cháu có lẽ còn dài và có thể để lại biến chứng về sau như mất cảm giác khi ăn uống, viêm nhiễm trong miệng, họng...
Theo bác sĩ An, bỏng điện rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng ngay tức thì. Trước bé Nam, từng có không ít bé nhập viện vì các tai nạn điện, bé thì cho tay vào ổ cắm, bé lại cắn dây hay bóng đèn trang trí... Để tránh các tai nạn trên, bác sĩ khuyến cáo, các bậc cha mẹ không thiết kế ổ điện ở trong tầm với của con nhỏ. Những ổ điện trót thiết kế thấp, nên được dùng băng keo bít lại. Ngoài ra, nên dạy bé tránh xa các thiết bị điện.
Theo Vương Linh
VnExpress
- Sơ cứu bé bị dập ngón tay, ngón chân (10:19:00 27/11/2011)
- Vệ sinh rốn trước và sau khi rụng (09:01:00 25/11/2011)
- Lý do bé ăn uống tốt mà vẫn yếu, còi (08:33:00 24/11/2011)
- Kén khí ở phổi phải bé 1 ngày tuổi (10:02:00 23/11/2011)
- Bé trai 3 tuổi đã dậy thì (09:19:00 22/11/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |