- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Lưu ý dùng dầu ăn cho bé
>> Nêm dầu vào bột ăn dặm
Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong việc cung cấp năng lượng cho bé, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể (A, D, E, K ), giúp hoàn thiện cấu trúc như mô não và một số hormone quan trọng khác…
Thạc sĩ - bác sĩ Mai Quang Huỳnh Mai (khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM) khuyên phụ huynh không nên bỏ sót chất dinh dưỡng quý giá này trong khẩu phần ăn của bé.
Sử dụng dầu ăn khi bé bắt đầu ăn dặm
Trong 6 tháng đầu, thức ăn chủ yếu của bé là sữa mẹ. Trong sữa mẹ có rất nhiều chất béo, đủ cho bé phát triển nên hầu như phụ huynh không cần bổ sung dầu ăn cho bé trong giai đoạn này, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.
Sau 6 tháng, bé bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm với thức ăn đặc hơn sữa. Lúc này, khi chế biến thức ăn cho bé, phụ huynh cần đảm bảo phần ăn của bé đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng (bột đường, béo, đạm, chất xơ, vitamin). Vì vậy, dầu ăn bắt đầu được sử dụng thường xuyên từ độ tuổi này trở đi.
Số lượng dầu ăn sử dụng trong ngày cho bé
Dưới 2 tuổi là giai đoạn bé cần rất nhiều chất dinh dưỡng, năng lượng để phát triển và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này tốc độ phát triển thể chất của bé rất cao, phụ huynh có thể “thấy” bé lớn nhanh từng ngày, nên lượng chất béo trong khẩu phần chiếm tỉ lệ khá nhiều, tùy theo độ tuổi có thể lên đến 30% khẩu phần hoặc nhiều hơn. Thức ăn của bé trong giai đoạn này chủ yếu là những món ăn lỏng, chưa có các món rán, xào. Vì vậy, trong 1 bát bột (cháo, súp) của bé cần khoảng 10ml dầu ăn.
Sau 2 tuổi, tốc độ phát triển của bé bắt đầu chậm lại. Phần lớn bé đã mọc đủ răng phục vụ tốt cho việc nhai thức ăn đặc. Lúc này, bé có thể ăn chung thức ăn với người lớn nhưng được làm mềm và xé nhỏ hơn. Thức ăn của bé thường phong phú và có nhiều sự lựa chọn hơn. Vì vậy, lượng dầu ăn trong khẩu phần của bé sẽ tăng -giảm tùy thuộc cách thức chế biến món ăn, sở thích ăn uống và thể trạng của bé chứ không cứng nhắc như trước 2 tuổi.
Ví dụ, nếu thấy bé hơi gầy, thiếu cân hay suy dinh dưỡng, phụ huynh có thể bổ sung thêm chất béo trong khẩu phần bằng các món rán xào, những món khoái khẩu của bé. Ngược lại, nếu bé đã quá tròn trĩnh, phụ huynh cần giảm chất dầu mỡ trong thức ăn của bé vì độ tuổi này bé hay tròn trịa quá mức cần thiết do ăn quà vặt nhiều, sử dụng thức ăn nhanh, nước ngọt…
Những lưu ý khi sử dụng dầu ăn cho bé
Khi muốn sử dụng thực phẩm cung cấp chất béo cho bé, phụ huynh cần chú ý loại dầu và thức ăn cung cấp cho bé có đa dạng, giúp ích cho quá trình phát triển của bé hay không. Vì mỗi loại dầu ăn đều có ưu điểm riêng như dầu cá và những loại dầu từ hạt như dầu cải (dầu mè, dầu nành, dầu hướng dương…) rất giàu omega 3, tiền chất của DHA, chất đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ, võng mạc và hệ miễn dịch; các loại dầu từ quả như dầu olive (dầu cọ, dầu bắp…) giàu omega 6, tiền chất của ARA, có vai trò làm tăng phản ứng viêm, bảo vệ cơ thể; dầu gấc rất giàu beta carotene, tiền chất của vitamin A.
Vì vậy, phụ huynh nên dùng xen kẽ các loại dầu ăn để cung cấp đa dạng dưỡng chất cho bé. Hạn chế sử dụng một loại dầu trong suốt thời gian dài dễ gây nên hiện tượng vừa thừa vừa thiếu chất.
Dùng dầu ăn một cách hiệu quả
Trong đa số các loại dầu ăn có chứa một thành phần chất béo quý rất tốt cho sức khỏe, đó là chất béo chưa bão hòa một hay nhiều nối đôi (trong thành phần hóa học của nó có chứa một hoặc nhiều nối đôi). Tuy nhiên, chất béo có lợi này không bền vững, khi gặp nhiệt độ cao trong quá trình chế biến thức ăn sẽ bị biến đổi thành chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe (trong thành phần hóa học không có nối đôi nào). Vì vậy, không phải loại dầu ăn nào cũng có thể được sử dụng để chế biến thức ăn dưới nhiệt độ cao. Khi chúng ta lựa chọn loại dầu, cần xem kỹ phần hướng dẫn sử dụng, xem dầu nào dùng để ăn sống, dầu nào dùng để rán xào…
Một số loại dầu có thể sử dụng ở nhiệt độ cao (> 230°C): dầu cọ, dầu lạc, dầu ép từ trái bơ, dầu vừng bán tinh luyện, dầu đậu nành, dầu hướng dương…
Một số loại dầu chỉ dùng ở nhiệt độ trung bình (khoảng > 190°C ): dầu quả hạnh, dầu olive nguyên chất và tinh luyện, dầu hạt cải, dầu quả óc chó…
Dầu không tinh luyện không được dùng cho rán, xào nhưng có thể dùng nấu món nước.
Bên cạnh đó, dù dầu tinh luyện hay không cũng đều nhạy cảm với nhiệt độ, ánh sáng và oxy. Nếu không bảo quản đúng, dầu sẽ biến đổi có mùi khó chịu và vị hăng. Vì vậy, dầu ăn nên được dự trữ ở nơi thoáng, mát, khô, chỉ nên đem chai dầu ra khỏi nơi bảo quản trong thời gian ngắn cần sử dụng. Riêng dầu thực vật có chứa nhiều axit béo bão hòa như dầu dừa, dầu cọ... có thể để ở nhiệt độ phòng.
Dầu tinh luyện, loại có hàm lượng axit béo không no một nối đôi cao có thể bảo quản được trong thời gian khá lâu (có thể cả năm hoặc hơn) trong khi loại có hàm lượng axit béo không no nhiều nối đôi có thời hạn bảo quản ngắn hơn (khoảng vài tháng).
Theo Nguyên Hạnh
Phunuonline
- Nhuyễn xương ở bé (08:21:00 07/10/2011)
- Dùng muối và nước mắm cho bé (08:34:00 06/10/2011)
- Bé 2 tháng bị chó cắn đứt dương vật (15:14:00 05/10/2011)
- Chọn kháng sinh cho bé (10:44:00 05/10/2011)
- Bé 34 tháng có nửa cân giun sán trong bụng (10:38:00 05/10/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |