- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé 34 tháng có nửa cân giun sán trong bụng
Cháu Trần Văn Đật (34 tháng tuổi, quê xã miền núi Tam Trà, huyện Núi Thành, Quảng Nam) được gia đình đưa đến bệnh viện đa khoa TW Quảng Nam cấp cứu hôm 1/10. Qua chẩn đoán ban đầu là tắc ruột cơ học chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, tiến hành các xét nghiệm và các kỹ thuật hình ảnh, các bác sĩ xác định một lượng giun lớn chính là nguyên nhân gây tắc ruột.
Lượng giun sán được lấy ra từ bụng bệnh nhi. |
Hiện nay, sức khoẻ cháu đã phục hồi và sẽ xuất viện trong vài ngày tới.
Bé 7 tuổi nhập viện vì miếng dán chống nôn
Ngày 28/9 bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tiếp nhận trường hợp của bé Lê Thị Kim Ngân (7 tuổi, ngụ tại Đồng Tháp). Trước khi vào viện bé đã đi cùng mẹ từ Đồng Tháp về TP HCM bằng xe khách. Thấy con hoàn toàn khỏe mạnh nhưng sợ say xe nên người mẹ đã dán cho bé cùng lúc hai miếng thuốc chống nôn ở gáy.
Suốt hành trình, bé Ngân say ngủ trên xe. Tuy nhiên, khi lên đến thành phố cháu vẫn còn trong tình trạng lừ đừ, say ngủ, than nhức đầu. Tiếp đó, bé có biểu hiện bị rối loạn hành vi, lừ đừ, không nhận ra người thân, nói nhảm, la hét, đập phá… Chiều ngày 28/9 cháu đã được gia đình chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 2.
Tại đây, bệnh nhi được các bác sĩ tiến hành các xét nghiệm và theo dõi viêm màng não. Tuy nhiên, mọi xét nghiệm đều cho kết quả hoàn toàn bình thường. Sau khi tìm hiểu bệnh sử bác sĩ can thiệp tích cực theo hướng bệnh nhân gặp phải phản ứng phụ do dùng miếng dán chống nôn. Một ngày sau, bé trở lại trạng thái hoàn toàn bình thường.
Qua trường hợp trên, bác sĩ cho biết, dạng thuốc chống nôn bằng miếng dán (thường được gọi là băng dán xuyên da) có chứa dược chất scopolamin không chỉ cho tác dụng tại chỗ mà còn có tác dụng toàn thân. Khi thuốc thấm dần xuyên da qua máu với lượng đủ scopolamin có tác dụng chống co thắt, giảm sự kích thích đưa đến hóa giải buồn nôn và nôn do say tàu xe.
Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ tác động đến hệ thần kinh khiến người dùng bị khô miệng, nhức đầu, lơ mơ, ói mửa, rối loạn hành vi, ảo giác. Loại thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai và các bé dưới 8 tuổi. Bé trên 8 đến 15 tuổi chỉ dùng nửa miếng dán.
Bác sĩ khuyến cáo, khi đang dán băng dán xuyên da và cảm thấy có triệu chứng bất thường như nhìn mờ và các triệu chứng đã kể ở trên thì phải bỏ miếng dán ngay. Nếu có diễn tiến theo chiều hướng nặng cần chuyển ngay đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời.
Uống nhầm xăng, bé 1 tuổi tử vong
Một vụ tai nạn thương tâm vừa xảy ra ngày 1/10 (ở ấp 9, xã Lộc An, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) khi bé Thị Kim Tuyến, 1 tuổi bị tử vong do uống nhầm xăng.
Trước đó, bé Kim Tuyến được mẹ là chị Huệ (21 tuổi), đặt ngồi trên sàn tre để chơi. Khoảng 5 phút sau, chị Huệ đi từ trong bếp ra thì phát hiện người bé Tuyến co giật, cứng đờ, trên người tràn toàn mùi xăng. Sau khi kiểm tra, chị Huệ phát hiện con gái mình đã uống hết nhầm phải xăng đựng trong vỏ chai trà xanh C2. Ngay lập tức, chị Huệ cùng mọi người đưa bé Tuyến đi cấp cứu nhưng bé đã tử vong ngay trên đường tới Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Ninh.
Ngày 3/10, Công an huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) cho biết, nguyên nhân cái chết của bé Tuyến được xác định là do gia đình không để ý dẫn tới bé Tuyến uống nhầm chai xăng đựng trong vỏ chai C2.
Trước đó, ngày 19/5, cũng đã xảy ra trường hợp tương tự. Bé trai Trần Xuân Lâm, 21 tháng tuổi (ngụ Thuận An, Bình Dương) vì uống nhầm hai ngụm xăng đựng trong chai trà xanh nên đã nhập viện tại BV Nhi Đồng II TP HCM trong tình trạng tím tái, khó thở, lơ mơ do thiếu oxy lên não, phải hỗ trợ thở máy.
BS Trần Đắc Nguyên Anh (Khoa Cấp cứu, BV Nhi Đồng II) cho biết, khi bé uống nhầm xăng dầu, người nhà không được tìm cách móc họng gây nôn, vì xăng dầu là chất bay hơi, sẽ làm bé bị sặc, nguy hiểm hơn. Hơn nữa, khi nôn ra, bé sẽ hít lại những dịch vị axít trong dạ dày, làm phổi bị phù. Việc điều trị những ca ngộ độc xăng dầu không thể can thiệp qua lọc máu, rửa dạ dày như những chất ngộ độc khác. Xăng dầu là chất bay hơi, sẽ phát tán khắp nội tạng, nên việc cấp cứu chỉ đặt nội khí quản, dẫn lưu dạ dày để bảo vệ đường thở cho bệnh nhân suy hô hấp, khó thở.
Bé 3 tuổi ngã từ tầng 4 xuống đường
Chơi đùa một mình trên tầng 4, bé trai vô ý chui đầu qua cửa sổ, ngã rơi xuống mặt đường và được người nhà đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Sự việc xảy ra vào khoảng 16 giờ chiều 3/10 tại số nhà 28, ngõ 280 Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội).
Những người hàng xóm gần nhà cháu bé cho hay, vào khoảng thời gian trên, họ nghe thấy một tiếng động mạnh ngoài cửa ngôi nhà, hốt hoảng chạy ra thì thấy một bé trai (khoảng 3 tuổi), đang nằm bất tỉnh trong vũng máu dưới mặt đường. Họ vội vàng báo cho gia đình, nhưng do cửa nhà đóng kín nên một lúc sau gia đình mới biết vụ việc.
Theo thông tin ban đầu, trước đó bé trai đang chơi trên tầng 4 với bố. Sau đó người bố đi tắm, bé trai nằm chơi một mình trên giường gần cửa sổ. Trong lúc chơi đùa, bé trai thò đầu ra khỏi khe cửa và lộn nhào xuống đường.
Hiện cháu bé đang được cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng chấn thương nghiêm trọng.
* Tên các bé đã được đổi.
Theo Vietnamnet / Khoa Học Đời Sống / Dân Trí / VTC
- Phòng tránh sớm còi xương (13:51:00 04/10/2011)
- 7 tháng chưa mọc răng (14:04:00 03/10/2011)
- Viêm tiểu phế quản ở bé (09:01:00 30/09/2011)
- Chăm sóc bé chàm thể tạng (09:59:00 29/09/2011)
- Bé bị viêm vi cầu thận cấp (11:46:00 28/09/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |