Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Khắc phục lười ăn

10:58:50 14/09/2011

Để khắc phục chứng lười ăn ở bé, phụ huynh cần bổ sung chế độ ăn của bé phù hợp với từng độ tuổi, từng giai đoạn phát triển. Chẳng hạn, khi bé chưa mọc đủ răng, phụ huynh phải chọn những thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa.

>> Phòng chống biếng ăn cho bé
>> Biếng ăn: Nguyên nhân và điều trị

Thức ăn được chia thành 4 nhóm và bé cần được ăn đủ cả 4 nhóm này trong từng bữa ăn: nhóm bột đường (gạo, khoai, ngô,...); nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, cua, tôm, đậu,...); nhóm chất béo (dầu ăn, mỡ, vừng, lạc,...); nhóm vitamin và chất khoáng (rau, quả,...). Bên cạnh đó, thực đơn và khẩu phần ăn của bé cần phải đa dạng, phong phú để kích thích bé thèm ăn.

 

Ngoài 3 bữa ăn chính trong ngày, phụ huynh nên chú ý đến những bữa phụ. Chẳng hạn bé 6-12 tháng (ngoài sữa mẹ), cho bé ăn thêm ít nhất 3 bữa bột/ngày; bé 12-24 tháng (ngoài sữa mẹ), cho bé ăn 5 bữa/ngày (3 bữa cháo chính và bữa phụ hoa quả, sữa hoặc bánh); bé 2-5 tuổi (ngoài 3 bữa cơm chính với gia đình), cho bé ăn thêm 2 bữa phụ hoa quả, sữa hoặc bánh.

Cần lưu ý, bé cần ăn nhiều bữa trong một ngày vì dạ dày của bé nhỏ chứa được ít thức ăn nhưng nhu cầu về năng lượng và phát triển của bé lại rất lớn.

Nguyên nhân và hậu quả của lười ăn

Tình trạng lười ăn gặp khá thường xuyên ở bé 1-3 tuổi. Chưa có một định nghĩa nào về sự lười ăn, tuy nhiên bé mắc phải tình trạng này thường ăn rất ít, chỉ ưa thích một vài loại thức ăn nhất định và tránh thử món ăn mới.

Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chứng lười ăn ở bé, bao gồm các yếu tố tâm sinh lý (như không ngon miệng); sự ảnh hưởng từ những giai đoạn tăng trưởng (bé ham chơi không chịu ăn, thiếu vận động ở bé lớn); do chế độ ăn không phù hợp, ăn không đúng theo lứa tuổi; do bệnh lý (nhiễm khuẩn, thiếu vi chất, đặc biệt là chất kẽm...); do dùng thuốc không phù hợp (dùng thuốc kháng sinh kéo dài, men tiêu hóa, khuẩn ruột kéo dài...).

Do đó, muốn rõ nguyên nhân, các bậc phụ huynh nên đưa bé đến các bác sĩ chuyên khoa để được khám, đánh giá về tình trạng dinh dưỡng, chẩn đoán xác định đúng nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.

Hầu hết các bậc cha mẹ cho rằng, bé lười ăn chỉ ảnh hưởng đến thể trạng như chiều cao và cân nặng. Nhưng thực tế, lười ăn có thể dẫn đến những ảnh hưởng không mong muốn cho bé như chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng. Lười ăn cũng dẫn đến tình trạng mất cân đối các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé; rối loạn tăng trưởng; ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy trí tuệ, tâm sinh lý và tính cách của bé.

Theo BS. Hồng Hạnh
Sức Khỏe & Đời Sống

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo