- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Phát triển thông minh cảm xúc cho bé
Thông minh cảm xúc là khả năng nhận biết và hiểu những cảm xúc của mình; sử dụng các cảm xúc một cách lành mạnh khi giao tiếp với xã hội và để giải quyết vấn đề; đối phó được với sự buồn bực trong cuộc sống và có thể chờ đợi để đạt được điều mình muốn.
Khi có thông minh cảm xúc, còn người sẽ biết:
- Không để phiền muộn lấn át khả năng suy nghĩ của mình.- Biết thể hiện cảm giác như thế nào và lúc nào.
Trong câu truyện dưới đây, cùng tham khảo người mẹ của bé Giang đã biết cách hướng dẫn cảm xúc của con thế nào:
- Mẹ: Đến giờ đi ngủ rồi Giang.
- Bé Giang: Con không muốn đi ngủ.
- Mẹ: Con không muốn đi ngủ à? Sao lạ vậy? Con biết là đã 9h, đến giờ con đi ngủ rồi đó.
- Bé Giang: Nhưng con sợ mấy con quái vật (vừa nói vừa khóc).
- Mẹ: Con lại sợ cái gì trong phòng con hả? Lại đây mẹ bảo (mẹ ôm con vào lòng). Con chỉ cho mẹ xem trong phòng ngủ có gì làm cho con sợ.
Bé Giang cùng mẹ đi vào phòng và chỉ vào bóng chiếu lên tường của con khủng lòng đồ chơi đang nằm trên kệ sách.
- Mẹ: Ừ, cái bóng của con khủng long nhìn có vẻ hơi sợ một chút. Mẹ hiểu được là nó làm con sợ hãi. Mẹ cũng sợ vậy nếu mẹ biết con khủng long đó là thật (mẹ cùng bé ngồi chung giường âu yếm nhau).
- Bé Giang: Con muốn mẹ ở đây với con. Bây giờ con không thấy sợ nữa.
- Mẹ: Ừ hay quá. Con biết gì không, mẹ thấy mình có thể làm cái gì đó để cái bóng này không còn làm cho con sợ nữa. Con nghĩ mình nên làm gì để cái bóng bớt làm cho con sợ hãi?
- Bé Giang: Mình có thể đọc truyện về những con vật khác hay là mình đưa con khủng long ra chỗ khác.
- Mẹ: Các ý kiến của con đều tuyệt vời. Con muốn thử ngay bây giờ không?
- Bé Giang: Có ạ.
- Mẹ: Mẹ thấy con đưa ra những ý kiến thật là hay.
Mẹ của bé Giang 4 tuổi đã biết lắng nghe nỗi sợ hãi của bé, thông cảm với bé và giúp bé tìm biện pháp giải quyết vấn đề thay vì phủ nhận cảm xúc của bé. Đó là cách giúp bé phát triển thông minh cảm xúc ở lứa tuổi mẫu giáo.
BS. Phạm Ngọc Thanh (BV Nhi Đồng 1)
- Mất Tết vì con rơi vào nồi cám (11:14:00 08/02/2011)
- Sự phát triển trong 2 năm đầu đời (10:30:00 07/02/2011)
- Rắc rối điển hình khi bú bình (00:55:00 06/02/2011)
- Vai trò, lịch mọc răng sữa (12:10:00 03/02/2011)
- Hỏi - đáp về đường tiêu hóa ở bé (09:57:00 28/01/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |