- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
8 điều nên tránh khi cho con bú
Cho con bú là bản năng và cũng là cả một nghệ thuật cho mẹ và bé. Tuy nhiên, không ít bà mẹ bé không biết cho con bú như thế nào là đúng cách.
Dưới đây là những sai lầm phổ biến họ thường mắc phải và cách khắc phục:
1. Bé chỉ ngậm núm vú
Miệng của bé cần ôm trọn quầng vú, điều này vừa giúp giảm tình trạng bé nuốt hơi vừa giúp núm vú không bị đau rát và nứt nẻ.
Để bé không ngậm núm vú, bạn nên cà núm vú vào phần giữa mũi và môi bé, nó sẽ khiến miệng bé mở rộng, ôm trọn được cả quầng vú.
2. Căng thẳng khi cho bú
Cả mẹ và bé đều trong quá trình học hỏi cách cho ăn và cách ăn. Nếu mọi thứ không diễn ra như mong muốn cũng đừng căng thẳng.
Theo các chuyên gia sản khoa, người mẹ thường có tâm lý lo lắng nhưng bé lại rất cần sự bình tĩnh. Vào những lúc này, nên thở chậm và sâu. Ngoài ra, việc tham gia những lớp học làm mẹ sẽ giúp ích cho bạn. Khi bé khó chịu, bạn phải thật bình tĩnh. Bé không phải đang gặp rắc rối hay nguy hiểm gì, chỉ là bé thấy “nản lòng”. Khi mẹ bình tĩnh, bé cũng sẽ thấy yên tâm hơn.
3. Ứng dụng lý thuyết
Đã qua rồi cái thời về những vị trí lý tưởng để cho con bú. Mặc dù những vị trí nhất định đó có thể mang lại lợi ích cho mẹ nhưng các chuyên gia cho rằng việc học tư thế cho con bú chỉ là một việc nhỏ cần quan tâm.
Thay vào đó, hãy chọn một tư thế bạn thấy thoải mái nhất và đặt em bé lên tay, miệng bé hướng tới bầu sữa.
4. Trường phái không ủng hộ việc cho con bú
Hãy tìm kiếm những sự ủng hộ thay vì những lời phàn nàn về việc cho con bú. Điều này là rất cần thiết để có một khởi đầu tốt đẹp trong việc nuôi con.
5. Lên lịch trình cho con bú
Các chuyên gia nhi khoa khẳng định: bé muốn ăn khi bé thấy đói, vì vậy, hãy cho bé bú theo nhu cầu thay vì theo giờ giấc. Nếu cố gắng lên lịch trình cho bé mới sinh thì chỉ gây khó chịu cho bạn và bé, cũng như ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé.
6. Sử dụng bình sữa và vú giả quá sớm
Việc bú bình luôn thuận tiện nhưng nếu thực sự muốn bé bú mẹ thì bé cần phải học cách bú mẹ thành thạo trước khi cho bú bình. Thời gian để bé thuần thục bú mẹ là 3-4 tuần. Sau thời gian này, nếu phải ra ngoài, việc cho bé bú bình sẽ không ảnh hưởng tới quá trình bú mẹ sau đó.
7. Cai sữa khi đi làm
Trở lại với công việc có thể gây áp lực cho những người mẹ sinh con lần đầu và cả những bà mẹ sinh con lần hai bởi những khó khăn do tìm một nơi yên tĩnh, sạch sẽ để vắt sữa, tận dụng thời gian nghỉ trưa để về cho con bú….
Đừng bỏ cuộc, hãy kiên trì bởi mọi khó khăn đều có thể tan biến khi bạn biết rằng sữa mẹ mang lại những điều quý giá hơn thế.
8. Thiếu tự tin
Những căng thẳng và bối rối nhưng không thể nói với ai sẽ làm người mẹ khổ sở, đặc biệt là khi làm mẹ lần đầu. Đừng e ngại bày tỏ, mọi người đều giống bạn thôi mà.
Theo Dân Trí
- Giao mùa, số bé nhập viện tăng nhanh (10:07:00 15/10/2010)
- Dễ nhầm dị ứng sữa là rối loạn tiêu hóa (08:25:00 14/10/2010)
- Để bé tuổi tập đi đủ sắt (09:11:00 13/10/2010)
- Khi muốn đổi sữa cho con (08:00:00 12/10/2010)
- Lưu ý khi cho bé nằm máy lạnh (08:50:00 11/10/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |