- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Để bé không bị lồi rốn
Rốn lồi (còn gọi là thoát vị rốn) thường gặp ở bé sơ sinh đặc biệt là những bé thiếu tháng. Tuy tình trạng này không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, nhưng có thể mất thẩm mỹ, đặc biệt bé gái.
Thoát vị rốn sẽ giảm dần, nhưng ở một số bé rốn ngày càng lồi lên do phần thành bụng quanh rốn còn mỏng, áp lực trong thành bụng đẩy ruột vào phần chân rốn, khiến chân rốn phồng to lên. Nếu như đường kính của lỗ thoát vị rốn không nhỏ (dưới 1,5-2cm) thì chúng sẽ tự liền lại. Thường lỗ thoát vị rốn sẽ liền lại trong khoảng 12-24 tháng.
Theo TS. BS Phạm Thị Xuân Tú (Bệnh viện Nhi TƯ), thoát vị rốn là có vòng rốn trong thành khoang bụng, hiện tượng xuất hiện khi các thành trong khoang bụng không dính sát được vào với nhau. Khi bé cố sức (hoặc kêu khóc), áp suất trong khoang bụng tăng lên, làm cho rốn bị phồng. Thoát vị rốn không làm đau đớn bé, vì vậy cha mẹ không nên quá lo lắng.
Bé 18 tháng tuổi mà lỗ thoát vị rốn vẫn không liền lại cũng không cần phải mổ rốn. Nhưng nếu lỗ rốn quá to thì cách tốt nhất là đưa bé tới bác sĩ khâu lỗ rốn lại và cắt bỏ các phần da thừa của rốn.
Cách phòng chống tốt nhất là cha mẹ cố gắng để bé sơ sinh không khóc nhiều, khóc to hay bị táo bón. Vì khi bé táo bón sẽ phải rặn, ảnh hưởng tới cơ bụng. Cha mẹ nên đặt bé nằm, hằng ngày làm các động tác massage nhẹ thành bụng của bé.
Hoặc nếu rốn lồi không quá to thì có thể áp dụng cách dùng đồng tiền xu bọc vào miếng gạc và dùng băng chun để quấn vào rốn bé, không nên quấn quá chặt sẽ làm bé khó chịu và cũng không nên quấn lỏng đồng xu sẽ xê dịch ra khỏi vị trí rốn lồi, sau đó lấy ngón tay ấn vào đồng xu đó, mỗi ngày thực hiện một lần sau khi tắm và để nguyên miếng gạc cùng đồng xu như vậy, sau khoảng 1-2 tháng sẽ thấy rốn giảm lồi.
Theo Khoa Học & Đời Sống
- Thời tiết chuyển mùa, bé dễ viêm phổi (10:37:00 13/09/2010)
- Lưu ý về kem và các sản phẩm chống muỗi (09:33:00 10/09/2010)
- Ứng phó với bé ho dai dẳng (00:22:00 10/09/2010)
- Bảo đảm dinh dưỡng cho bé tiêu chảy (08:40:00 08/09/2010)
- 6 'không' khi chăm bé sốt (09:28:00 07/09/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |