- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Thời tiết chuyển mùa, bé dễ viêm phổi
Thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ trong ngày liên tục thay đổi, độ ẩm tăng cao là yếu tố thuận lợi gây các bệnh viêm đường hô hấp ở bé, đặc biệt là viêm phổi.
Theo thạc sĩ Vũ Thị Thúy Lan (Trưởng khoa Hô hấp Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội), viêm phổi ở giai đoạn khởi đầu thường chỉ gây sốt nhẹ nên các một số bậc cha mẹ thường bỏ qua các triệu chứng khi bệnh mới bắt đầu.
Thường gặp ở bé dưới 5 tuổi
Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), khi thời tiết chuyển mùa, bé thường dễ bị các bệnh về đường hô hấp tấn công do cơ thể còn non nớt, sức đề kháng chưa hoàn thiện.
Viêm phổi thường hay gặp ở bé dưới 5 tuổi. Ở những bé mắc các bệnh mạn tính như còi xương, suy dinh dưỡng, thể tạng yếu, bệnh tim bẩm sinh, nguy cơ mắc cao hơn. Bé bị viêm phổi thường có triệu chứng thông thường của các bệnh đường hô hấp khác như ho, có thể sốt, khó thở hoặc thở khác thường, chảy nước mũi, hắt hơi.
Thăm khám cho bệnh nhi viêm phổi tại Bệnh viện Xanh Pôn. |
Bác sĩ Lan cho biết, bé viêm phổi thường có các biểu hiện nhiễm khuẩn khác của tai mũi họng như mũi xanh vàng, đau họng, viêm amidan hoặc ho kéo dài có đờm xanh… Bệnh viêm phổi thường khởi phát từ từ. Khi mới mắc bệnh, bé thường sốt nhẹ, ho và khó thở tăng dần lên, nên khi bé có dấu hiệu ban đầu, bố mẹ thường không phát hiện ra. Khi đến bệnh viện thì các biểu hiện đã nặng như khó thở, mệt mỏi, ăn uống kém…
Không tùy tiện sử dụng kháng sinh
Theo các bác sĩ, điều trị viêm phổi không khó. Nếu bé mắc viêm phổi được phát hiện sớm, cha mẹ chỉ cần cho uống kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, sai lầm thường gặp mà các bậc cha mẹ hay mắc phải là truyền tai nhau, sử dụng chung một đơn thuốc cho các bệnh viêm đường hô hấp, tự ý mua và dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Theo bác sĩ Lan, có nhiều loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh viêm phổi ở bé như liên cầu, phế cầu, tụ cầu… Vì vậy, khi điều trị cần phải dùng thuốc đúng với từng loại nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân, không thể dùng thuốc tùy tiện. Viêm phổi không được điều trị đúng sẽ làm bệnh nặng hơn, điều trị kéo dài có thể làm cho bé gầy và suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Nguy hiểm hơn, nếu bố mẹ sử dụng loại thuốc kháng sinh nặng hơn sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc ở bé, làm thuốc mất tác dụng.
Bác sĩ Dũng cũng lưu ý, việc sử dụng kháng sinh bừa bãi cũng có thể tạo ra môi trường vi khuẩn kháng thuốc. Vì trong một môi trường đông người như nhà trẻ, mẫu giáo, một bé mang vi khuẩn kháng thuốc thì các bé khác cũng có thể lây.
Các bác sĩ cũng lưu ý, khi thời tiết chuyển mùa, nên giữ ấm cho bé, nhất là cổ và chân của bé vào buổi tối và buổi sáng khi đi trên đường. Hạn chế dùng điều hòa nhiệt độ trong thời tiết mát mẻ, giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ. Với bé dưới 5 tuổi, khi có ho và sốt, phải quan sát bé thở. Nếu có dấu hiệu thở nhanh, cần đưa bé đi khám. Tránh cho bé tiếp xúc nơi đông người khi có người mắc bệnh, vì đây là môi trường thuận lợi lây bệnh cho các bé như lây từ bạn, anh chị em trong nhà…
Theo Đất Việt
- Lưu ý về kem và các sản phẩm chống muỗi (09:33:00 10/09/2010)
- Ứng phó với bé ho dai dẳng (00:22:00 10/09/2010)
- Bảo đảm dinh dưỡng cho bé tiêu chảy (08:40:00 08/09/2010)
- 6 'không' khi chăm bé sốt (09:28:00 07/09/2010)
- Chọn và đeo cặp không hại cột sống (14:08:00 05/09/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |