- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Lười ăn do thuốc
Có rất nhiều nguyên nhân lười ăn, nhưng có một nguyên nhân là do thuốc. Thuốc ở đây có thể là thuốc kháng sinh (trụ sinh), thuốc đặc trị (lợi tiểu, ung thư…) kể cả thuốc bổ. Với bé, thông thường là do thuốc kháng sinh và thuốc bổ.
Lý do thuốc làm bé lười ăn
Ta biết rằng bé bị bệnh thì mới phải uống thuốc. Do đó, bé lười ăn là do bị bệnh và do thuốc:
- Khi bệnh, bé mệt mỏi, phản ứng chống nhiễm trùng của cơ thể sinh ra chất làm bé lười ăn (cytokine).
- Bé sốt làm khô dịch tiêu hóa nên sinh ra lười ăn.
- Bé bệnh, làm thay đổi chuyển hóa cơ bản, chuyển hóa thức ăn nên lười ăn.
- Bé uống thuốc, thuốc ngấm vào máu, tiết qua dịch tiêu hóa trong đó có nước bọt - bé đắng miệng nên lười ăn.
- Bé uống nhiều loại thuốc làm đầy bụng, không còn chỗ chứa thức ăn nên lười ăn.
- Nếu bé uống kháng sinh lâu ngày (>14 ngày) làm rối loạn vi khuẩn của ruột, làm đi tiêu phân sống nên lười ăn.
- Một số thuốc có tác dụng phụ là làm bé lười ăn (lợi tiểu, kháng sinh, suy tim, kháng nấm…).
- Còn thuốc bổ là những thuốc vitamin và muối khoáng, nếu dùng liều cao, kéo dài, không theo chỉ dẫn của bác sỹ thì sẽ làm mất thăng bằng chất dinh dưỡng nên lười ăn.
Cách ứng phó
- Khi bé bệnh không nên ép bé ăn như bình thường. Vì càng ép bé càng sợ, sau này hết bệnh bé sẽ lười ăn thật sự (do “sợ hãi” bữa ăn).
- Hãy cho bé ăn ít lại nhưng nhiều lần để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
- Chế biến những món ăn bé thích hoặc có mùi vị (chua, ngọt, thơm) và hình thức đẹp để hấp dẫn bé.
- Chế biến thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, soup, bột, canh rau có mùi thơm mà bé thích …
- Cho bé uống nhiều nước có thể là nước, sữa làm mát (để tủ lạnh) để bé thích thú (đừng sợ viêm họng do nước lạnh vì bé chỉ bị viêm họng khi ngậm đá suốt ngày hoặc bị nhiễm lạnh toàn thân).
- Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ kể cả men tiêu hóa và thuốc bổ.
BS Nguyễn Thị Hoa (Trưởng Khoa Dinh dưỡng, BV Nhi Đồng 1)
- Mẹ chảy sữa nên con đói (09:31:00 30/08/2010)
- Chậm phát triển tâm thần dạng nhẹ (13:49:00 27/08/2010)
- Tìm hiểu tăng động giảm chú ý (14:42:00 26/08/2010)
- Sang thu, nhiều bé phải nhập viện (13:47:00 25/08/2010)
- Lý do không nên dùng dầu, cao xoa cho bé (11:30:00 24/08/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |