- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Chậm phát triển tâm thần dạng nhẹ
Chậm biết đi, biết nói… và tiếp thu chậm khi đến tuổi đi học thường khiến cha mẹ cho rằng con lười học, ham chơi. Thực tế, bé có thể bị mắc chứng chậm phát triển tâm thần dạng nhẹ.
Nguyên nhân gây bệnh
ThS.BS Lê Công Thiện (Trưởng khoa Điều trị Chuyên biệt, viện Sức khỏe Tâm thần Quốc Gia) cho biết: “Rất nhiều bé chậm phát triển tâm thần nhẹ không được gia đình, nhà trường phát hiện. Thường những bé này bị cho là lười học, khó bảo. Tỉ lệ bé này ở nước ta chiếm 1%, trong đó trên 50% số bé bị bệnh ở mức độ nhẹ. Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì khi trưởng thành bé vẫn có thể sống tự lập gần như bình thường trong cộng đồng”.
Cũng theo ThS Lê Công Thiện, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm phát triển tinh thần như di truyền, các tác động có hại đến mẹ khi mang thai trong 3 tháng đầu (mắc bệnh do virus, ký sinh trùng, giang mai, uống một số loại thuốc gây hại cho thai), sinh non, bé bị ngạt, các can thiệp sản khoa, các bệnh mắc phải trong những năm đầu và thiếu sự kích thích của môi trường xã hội cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Trong đó, vai trò của di truyền và môi trường xã hội là nguyên nhân hàng đầu. Những bé thiếu hụt cảm xúc giữa mẹ và con (cha mẹ ít quan tâm, chơi đùa, chăm sóc bé) trong 3 năm đầu đời có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn những bé được cha mẹ quan tâm, chăm sóc trong giai đoạn này. Tỉ lệ bé trai mắc bệnh nhiều hơn bé gái.
Có thể cải thiện bằng phương pháp giáo dục
Lúc đầu, mình tưởng thằng bé lười học nên chống đối cô nhưng đến lúc mình trực tiếp dạy thì thấy rằng con không được như những bé cùng tuổi khác. Khi còn bé, cháu cũng chậm biết đi, chậm nói nhưng khi ấy mình nghĩ bé con thì đứa chậm, đứa nhanh chứ không biết rằng con có biểu hiện chậm phát triển tâm thần”.
Tùy theo mức độ phát triển trí tuệ, người ta chia chậm phát triển tâm thần ra nhiều loại. Ở mức độ nhẹ, bé vẫn có thể theo học ở các lớp tiểu học, song việc theo học rất khó khăn và kết quả học tập kém. Bé chậm phát triển tâm thần mức độ vừa hầu như không theo học được, không tính toán được nhưng ngôn ngữ đủ để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và có thể làm được những công việc đơn giản. Ở những bé chậm phát triển tâm thần mức độ nặng và rất nặng, trí tuệ rất thấp, ngôn ngữ không có hoặc rất nghèo nàn, không thể giao tiếp được.
Đưa cậu con trai 7 tuổi đến bệnh viện Nhi TƯ khám, chị Nguyên (Cầu Giấy, Hà Nội) kể: “Nhiều lần cô giáo phản ánh cu Khang tiếp thu bài chậm hơn so với các bạn, mình đã phải mời một gia sư có tiếng về kèm con học. Sau 2 tháng dạy kèm, cô giáo xin nghỉ vì học trò cứ dạy trước quên sau. 3 lần mình nhờ gia sư rồi, nhưng các cô đều xin nghỉ với cùng một lý do.
“Bé chậm phát triển tâm thần thường có biểu hiện lâm sàng từ những tuần đầu. Song, có một số bé phát triển bình thường tới một tuổi nào đó mới có biểu hiện. Ngược lại có bé có biểu hiện chậm phát triển về tâm vận động nhưng đến tuổi nào đó (trước 3 tuổi) lại đuổi kịp bé cùng tuổi.
Bệnh có thể nhận biết từ rất sớm bằng các triệu chứng như chậm lẫy, ngồi, đứng, đi, chậm phát triển ngôn ngữ cả về hiểu ngôn ngữ cũng như diễn đạt. Ở tuổi đi học, bé tiếp thu chậm, bé khó theo học các lớp cao (mức nhẹ), không biết đọc, không biết viết (mức độ vừa)…
Những bé bệnh ở mức độ nhẹ và vừa có thể cải thiện bằng các phương pháp giáo dục (dạy, huấn luyện), còn lại (mức nặng và rất nặng) khó có thể can thiệp y học. Do đó việc phòng bệnh (tránh để ngạt khi đẻ, đẻ non, bé thiếu cân, các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc, viêm não, viêm màng não) có vai trò rất quan trọng” - ThS Lê Công Thiện chia sẻ.
Việc giáo dục, dạy dỗ bé chậm phát triển tâm thần đòi hỏi sự kiên trì, sáng tạo và càng sớm càng tốt. Bố mẹ, người thân trong gia đình phải là những giáo viên nhiệt tình, sáng tạo, kiên trì, tạo cho bé có môi trường tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ và có khả năng tự lập sau này. Nên mua những đồ chơi có tính trí tuệ cho bé như các bộ xếp hình, xếp chữ... Ngoài ra, cha mẹ nên cho con đi học đúng tuổi để bé có điều kiện tiếp xúc và học tập từ các bạn. Với các bé chậm phát triển tâm thần nên đưa đến các trường đặc biệt dành cho bé chậm phát triển tâm thần.
Theo Dân Trí
- Tìm hiểu tăng động giảm chú ý (14:42:00 26/08/2010)
- Sang thu, nhiều bé phải nhập viện (13:47:00 25/08/2010)
- Lý do không nên dùng dầu, cao xoa cho bé (11:30:00 24/08/2010)
- Nhiều bé hỏng mắt do đùa nghịch (15:46:00 22/08/2010)
- Chứng lười ăn ở bé (13:43:00 20/08/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |