- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Chọn và đeo cặp không hại cột sống
Trong thực tế, bé đang bị đau lưng (hoặc vẹo cột sống) sớm hơn nhiều so với thế hệ trước và việc sử dụng cặp quá nặng là một yếu tố đáng kể.
Dưới đây là những gì bạn có thể làm để giảm thiểu áp lực cho phần cột sống non yếu của bé:
Chọn cặp phù hợp
Cặp càng có nhiều ngăn, thì con bạn sẽ càng có nhiều nguy cơ phải mang nặng hơn. Hãy tìm những đặc điểm này khi lựa chọn cặp hay balô:
- Dây đeo cho hai vai: một balô (hay cặp) chỉ có một dây đeo vai quàng qua cổ sẽ phân phối trọng lượng không đồng đều.
- Dây đeo vai rộng và có độn: dây đeo hẹp có thể siết chặt vai và cản trở sự lưu thông máu.
- Dây đeo có thể điều chỉnh: các đai vai nên điều chỉnh được để các cặp phù hợp với cơ thể của bé. Dây đeo quá lỏng lẻo có thể làm cho balô trĩu xuống gây khó chịu và đau, làm lệch cột sống.
- Có lớp độn lưng: nó sẽ giúp ngăn cản các vật thể sắc nhọn đâm vào lưng con bạn làm bé phải thay đổi tư thế.
- Dây đai hông: một dây đeo thắt ngang hông có thể chia sẻ bớt trọng lượng cho đôi vai.
- Nhẹ: hãy chắc chắn rằng bản thân balô không thêm quá nhiều trọng lượng cho cơ thể bé.
- Phân chia ngăn hợp lý: phân phối hợp lý có thể giúp định vị các vật dụng một cách hiệu quả nhất.
Đeo cặp đúng cách
Hãy chắc chắn rằng con bạn nhớ các nguyên tắc này mỗi khi đeo cặp.
- Luôn luôn đeo dây cả hai vai. Đeo balô trên một vai có thể làm co thắt cơ bắp ở cổ, vai, hoặc lưng, và có thể tăng độ cong của cột sống.
- Rút dây đeo cho đến khi cặp nằm vừa sát vào cơ thể của bé. Những chiếc cặp không được hạ thấp hơn thắt lưng quá 10cm. Một balô được đeo quá thấp làm tăng trọng lượng trên vai, buộc bé phải nghiêng về phía trước khi đi bộ.
- Giữ cặp nhẹ nhất có thể. Chiếc cặp không được nặng hơn 10% trọng lượng cơ thể của bé. Một chiếc cặp nặng hơn sẽ buộc bé phải cong mình về phía trước để cân bằng trọng lượng vì vậy bé phải chịu lực trên lưng nhiều hơn là trên vai.
- Sử dụng tất cả các ngăn. Rải đều sách vở ra các ngăn. Đặt những thứ nặng nhất ở khoảng giữa của ngăn trong cùng, sát với lưng.
- Gập gối thay vì cong lưng. Dạy con bạn gập gối thay vì cong lưng khi phải cúi người xuống để xách hay đeo cặp nặng.
Theo SGTT
- Phát hiện và phòng viêm xoang (10:05:00 03/09/2010)
- Nhận biết viêm phổi ở bé dưới 6 tháng tuổi (09:10:00 01/09/2010)
- Lười ăn do thuốc (08:55:00 31/08/2010)
- Mẹ chảy sữa nên con đói (09:31:00 30/08/2010)
- Chậm phát triển tâm thần dạng nhẹ (13:49:00 27/08/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |