Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Nhiễm trùng da ở bé

10:23:50 27/06/2010

Đây là căn bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng của bé khi không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh dễ dàng phòng tránh nếu bạn giữ cho da bé luôn sạch sẽ và khô thoáng.

Nhiễm trùng da ở bé là bệnh lý rất thường gặp vào những lúc tiết trời nóng bức, độ ẩm cao vì gây tăng tiết mồ hôi và làm chậm thoát mồ hôi ở da, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

Giữ da bé khô thoáng

Tiết mồ hôi là một trong những cơ chế giúp điều hòa thân nhiệt, giữ thân nhiệt luôn ổn định ở mức 37ºC. Có nhiều yếu tố tác động đến việc tiết mồ hôi, bao gồm nhiệt độ và độ ẩm của môi trường, chẳng hạn như trong môi trường lạnh, mồ hôi giảm tiết và ngược lại.

Mồ hôi không thoát tốt dễ làm tắc các tuyến mồ hôi, sang thương da, gây ngứa. Nếu bé gãi sẽ làm trầy xước bề mặt da, làm tổn thương hàng rào bảo vệ của da, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Nguyên nhân gây mô hôi không thoát thường gặp: Vệ sinh da kém, tắm lá không hợp vệ sinh, thói quen ủ kín bé, không thay tã giấy thường xuyên, sử dụng một số thuốc có corticoid thoa lên da bé trong thời gian dài...

Khi vệ sinh da hàng ngày cho bé, bạn cần lưu ý các vùng nếp gấp hay bị bỏ sót. Bạn có thể tắm bé từ 1-2 lần/ngày kèm theo lau mình bằng nước ấm thêm một vài lần.

Cho bé mặc quần áo rộng bằng chất liệu mềm, hút ẩm tốt. Tránh ủ bé quá kỹ làm da khó thoát mồ hôi. Bạn nên thay quần áo cho bé ngay khi thấy ẩm mồ hôi.

Không nên dùng tã giấy thường xuyên. Nếu không, bạn cần thay tã cho bé nhiều lần trong ngày để tránh bị hăm da.

Vệ sinh tay chân bé sạch sẽ

Bạn nên cắt móng tay, móng chân và thường xuyên cho bé mang bao tay để tránh  khả năng bé gãi làm trầy xước da.

Giữ môi trường sống sạch sẽ

Luôn lau chùi, vệ sinh phòng bé mỗi ngày, giặt và thay drap, bao gối, màn thường xuyên.

Giặt và phơi quần áo bé dưới ánh nắng mặt trời. Bạn nên lộn mặt trái quần áo khi phơi.

Trong trường hợp da có vết trầy xước gây chảy máu: Bạn cần rửa vết thương với nước sạch, giữ bề mặt vết thương khô thoáng, có thể bôi dung dịch sát trùng như Milian, Betadine, Povidine... lên bề mặt vết thương. Sử dụng một số loại thuốc kháng histamine như Pheramin, Polaramine... Các loại thuốc trên có thể giảm ngứa và kích ứng nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số chế phẩm sữa tắm đặc biệt dành cho da bị kích ứng như Lactacyd, Saforelle... giúp làm dịu bớt tình trạng kích ứng da.

Lưu ý: Không đắp lá, tắm lá vì nếu không được rửa sạch, lá cây sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn, khi đắp lên vết thương sẽ làm nhiễm trùng da càng nặng nề hơn.

Không tự ý thoa các loại kem chứa kháng sinh, corticoid.

Những dạng nhiễm trùng da thường gặp ở bé:
 
Tùy theo mức độ, có rất nhiều hình thức nhiễm trùng da như hăm kẽ, hăm tã, rôm sảy, ghẻ, lang ben, chốc, u mềm lây, mụn nhọt, viêm mô tế bào...

Đa số trường hợp có thể gây ngứa làm bé khó chịu, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi, biếng ăn. Một số trường hợp đặc biệt như tổn thương lan rộng và nguy hiểm hơn như viêm mô tế bào bao gồm sưng tấy vùng mô mềm quanh vết thương, sốt cao, nổi hạch... Nặng hơn là nhiễm trùng máu do vi khuẩn từ vết thương ngoài da xâm nhập vào máu.



Theo Tiếp Thị & Gia Đình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo