- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Nhiều bé liệt tay sau sinh vì nặng cân, khung chậu sản phụ nhỏ
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, sau khi thăm khám, bé Trịnh Minh Tiến được các bác sĩ xác định bị liệt do đám rối thần kinh ở tay có tổn thương. Nguyên nhân được nghĩ đến là do bé quá nặng cân lúc chào đời (hơn 5 kg), lại được mẹ sinh thường nên bị chèn ép, khó ra.
Cùng đưa con đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, chị Lan (phụ huynh bé Nguyễn Trần An, Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, cậu con trai 7 tháng tuổi của chị không thể đưa cánh tay phải cao hơn vai. “Thấy tay cháu hoàn toàn bình thường nên những tháng đầu tiên chúng tôi không chú ý. Đến khi bà cháu kéo cánh tay phải của bé lên cao để thay áo thì nó khóc thét. Lúc này vợ chồng tôi mới tá hỏa” - chị Lan nói.
Các bác sĩ Pháp khám cho bệnh nhi bị liệt tay tại BV Nhi Đồng 1. |
Tỷ lệ bé bị tật chiếm 1-5 bé trên 1.000 bé ra đời còn sống, thường gặp ở những bé được sinh thường, nặng cân mà khung chậu của sản phụ nhỏ. |
Theo các bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình nhi, nguyên nhân tổn thương đám rối thần kinh cánh tay khiến tay bé sơ sinh bị liệt do sự chèn ép hay kéo dãn vùng vai và cánh tay trong lúc sinh.
Trong tháng 3, Bệnh viện Nhi đồng 1 cùng với các chuyên gia phẫu thuật bàn tay và chi trên thuộc Viện Bàn tay của Paris (Pháp) đã phẫu thuật điều trị cho một số bé. Đây là những phẫu thuật lần đầu tiên thực hiện tại VN và cho kết quả khá khả quan.
Bác sĩ Nguyễn Bảo Tường (Trưởng khoa Phỏng - Tạo hình - Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi đồng 1) cho biết, khoa đang phẫu thuật cho gần 20 bé bị yếu liệt cánh tay hay một phần cánh tay, không ngửa được cẳng tay, không gấp được khuỷu tay, không dạng được vai.
Bác sĩ Đặng Khải Minh (công tác tại khoa Phỏng - Tạo hình - Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Đồng 1) cho biết, việc điều trị tuy khá phức tạp và khả năng hồi phục cần phải có thời gian. Song nếu so với việc tập vật lý trị liệu hoặc chữa trị bằng cách tác động cơ như trước đây, thì phẫu thuật được xem là giải pháp tối ưu để giúp các bé có thể vận động.
Ông Minh cũng cho biết, thời gian vàng để thực hiện phẫu thuật là các bé ở độ tuổi từ 3 tháng đến 9 tháng.
Theo VnExpress
- Vẫn mắc lao dù đã tiêm phòng lao (09:31:00 01/07/2010)
- Phòng sặc sữa cho bé (08:23:00 30/06/2010)
- Tắc ruột do nuốt xương cá (09:56:00 29/06/2010)
- Nhiễm trùng da ở bé (10:53:00 27/06/2010)
- Phát hiện con bị quáng gà (09:10:00 25/06/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |