- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Tắc ruột do nuốt xương cá
Bệnh viện Nhi đồng 1 vừa tiếp nhận một trường hợp tắc ruột do xương cá. Bé Mai Đức Anh (3 tuổi, nhà ở Bến Tre) nhập viện vì đau bụng đã 7 ngày.
Cháu đã đi khám và điều trị ở nhiều nơi nhưng không ra bệnh. Đến lúc đau bụng từng cơn, thỉnh thoảng nôn ra thức ăn, cháu được nhập viện điều trị tại bệnh viện địa phương 3 ngày. Về nhà được 2 ngày, cháu đau lại. Lần này nôn ra dịch màu xanh và đau bụng nhiều hơn nên được chuyển lên bệnh viện Nhi Đồng 1. Khám bệnh bác sĩ thấy bụng cháu chướng mềm, sờ ấn không đau. Siêu âm bụng ghi nhận hình ảnh quai ruột dãn to đường kính 38mm, xen lẫn những chỗ xẹp nhỏ 4mm, có ít dịch không thuần nhất trong ổ bụng. Kết quả chụp X-quang bụng phát hiện có các mức nước hơi và quai ruột báo động.
Các bác sĩ chẩn đoán cháu bị tắc ruột phải giải quyết bằng phẫu thuật. Kết quả lấy ra được chiếc xương cá dài 2cm mắc ở thành ruột, đâm thủng và bít ruột hồi tràng. Đây là thủ phạm đã gây đau bụng cho cháu trong suốt những ngày qua và diễn tiến tắc ruột do dính. Sau thời gian điều trị cháu đã hồi phục sức khỏe và được xuất viện.
Thức ăn chế biến có xương các loại như cá, lơn (heo), gà, vịt, là một nguyên nhân có thể dẫn đến dị vật đường ăn ở mọi độ tuổi. Do những mảnh xương này thường sắc nhọn, có ngạnh nên dễ bị mắc kẹt lại trên ống tiêu hóa, đâm thủng rách niêm mạc gây đau, chảy máu, lâu ngày gây tắc ruột nguy hiểm cho bé.
Đề phòng tai nạn do mắc xương ở bé, phụ huynh lưu ý khi chế biến thức ăn cho bé, phải lấy hết xương ra khỏi món ăn rồi hãy cho bé ăn. Dạy bé lớn cách nhằn xương, loại bỏ xương, không nuốt xương trong thức ăn. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bé mắc xương nên đưa đến cơ sở y tế để được xử lý thích hợp.
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
BS Hải Thoa (BV Nhi Đồng 1)
- Nhiễm trùng da ở bé (10:53:00 27/06/2010)
- Phát hiện con bị quáng gà (09:10:00 25/06/2010)
- Tắm cho bé sơ sinh (08:53:00 24/06/2010)
- Cho bé vận động hợp lý (08:28:00 23/06/2010)
- Cho bé ngủ riêng (08:20:00 22/06/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |