- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Sợ mẹ vì đòn roi
6h tối mở cửa, dắt xe vào nhà, chị Hoài (Cầu Giấy, Hà Nội) hỏi "Con có đói không?" nhưng không nghe tiếng trả lời, ngoái đầu nhìn lại thì con vẫn đứng khép nép ngoài cổng. Nhìn vào mắt con chị cảm giác mình giống như một hung thần.
Sau khi chia tay với người chồng vũ phu, chị Hoài cùng con gái 5 tuổi ra ở riêng. Tất cả chi tiêu trong gia đình phụ thuộc cả vào đồng lương công chức còm cõi của chị. Nhiều lúc mệt mỏi, bức tức, không kìm chế được chị trút cơn giận lên đứa con bé nhỏ.
Nhiều khi cháu chỉ làm đổ cốc sữa chị cũng nổi điên, mặt hầm hầm quát: "Ăn uống thế à. Ông đập cho mày một nhát bây giờ", rồi vớ được dép, cán chổi là chị lại phát vào mông con. Lúc đó chị cũng không còn biết điều gì đang diễn ra, chỉ biết đánh con, đánh thật nhiều, thật đau.
"Tôi cũng không hiểu vì sao mình lại đánh con như thế. Trước kia mỗi lần bị chồng đánh, quát tháo thì tôi ôm con vào lòng che chở, bị đòn cũng mặc kệ. Bé cũng rất hiểu và thương mẹ. Nhưng từ khi ra ở riêng, tôi có cảm giác mình đang đánh mất dần tình yêu của con", chị Hoài tâm sự.
Theo tiến sĩ - bác sĩ Lã Thị Bưởi, Phòng khám Tuna (Phố Vọng, Hà Nội), trường hợp con chị Hoài bị ám ảnh sợ hãi mẹ quá mức vì thường xuyên bị mẹ đánh một cách vô cớ. Khi đánh con trong tâm trạng giận dữ, cáu gắt, người ta không điều khiển được hành vi của mình, không biết mình đánh con đau như thế nào.
Khi bị người lớn đánh, trẻ sợ hãi cũng là chuyện dễ hiểu. Vấn đề ở đây là đánh như thế nào và vì sao lại đánh. Không phải trẻ nào bị đánh cũng mắc bệnh sợ cha, mẹ mà tùy vào tố chất của mỗi bé. Có thể lúc bị đánh bé thấy sợ, thấy ghét nhưng nếu nhận thấy tình yêu thương của cha mẹ nhiều hơn thì trẻ cũng nhanh chóng quên đi việc bị đánh.
Nhưng với những trẻ có nhân cách yếu, quá nhạy cảm thì đó có thể trở thành bệnh. Trẻ có cảm giác mình bị chà đạp, bị bỏ rơi, như trường hợp của bé Linh, hơn 4 tuổi ở Giáp Bát, Hà Nội.
Bố cháu không đi làm gì chỉ ở nhà chơi, hay cờ bạc, cả gia đình sống bằng tiền cho thê nhà trọ. Mỗi lần gặp chuyện không vui, thua bạc về thấy con khóc, người chồng tức lên, lao vào chửi mắng: "Mẹ con mày chỉ là một lũ ăn bám. Tao cho tiền thế mà còn suốt ngày mè nheo. Này thì khóc này", thế rồi anh ta lao vào đánh con không thương tiếc. Thương con nhưng chị Huyền không dám ly dị vì tiền không, nhà cửa không, công việc không ổn định. Những lúc như thế chị chỉ còn biết ôm lấy con mà che chở.
"Sinh ra cháu đã nhẹ cân, lười ăn, hay ốm vặt có khi tháng trước vừa bị viêm họng, tháng sau đã bị sốt nên cháu cũng hay mè nheo khóc. Gần đây cháu hay sống thu mình, không chịu chơi với các bạn. Tôi không biết việc mình cam chịu sống như thế là đúng hay sai nữa", chị Huyền nói.
Tiến sĩ Bưởi cũng cho biết, thể chất của bé Linh vốn đã yếu đuối, lại thường xuyên bị đánh, bị áp lực về tinh thần nên bé càng sợ hãi. Thông thường tâm lý sợ hãi cha, mẹ ở trẻ không có biểu hiện rõ ràng. Ở một số bé, khi vẽ những bức tranh gia đình thì thấy hai mẹ con nắm tay nhau nhưng còn hình bố thì ở rất xa. Khi hỏi thì các cháu đều nói: "Con sợ bố lắm. Bố đánh con đau". Nhưng cũng có trẻ có biểu hiện rõ rệt bị chấn động thần kinh như bé Bông 3 tuổi ở Thanh Xuân, Hà Nội.
Chị Thu, mẹ bé cho biết hồi cháu 2 tuổi, đêm ngủ toàn khóc thét, nhiều khi giật mình đập thình thịch xuống giường. Hơn nửa tháng thấy con vẫn thế chị mới đưa con đi khám. Bác sĩ cho biết cháu bị một dạng stress, có thể ban ngày cháu gặp việc gì đó kích động khiến cháu sợ hãi quá mức.
Theo chị có thể vì con không chịu ăn, cho được thìa cháo lại miệng nhè ra, nên bố cháu có vài lần quát mắng, lấy roi vụt ầm ầm vào bàn ghế. "Cho cháu uống thuốc 3 ngày thì thấy đỡ. Từ sau lần ốm đó, anh nhà tôi cũng chẳng dám nói to lấy một câu, cả mẹ cũng thế", chị Thu kể.
Theo một khảo sát gần đây, trong số gần 1.400 người được hỏi, có đến một phần tư cho biết mình thường xuyên đánh, mắng con. Gần 70% thỉnh thoảng có làm việc này.
Tiến sĩ Bưởi khuyến cáo, có thể khi con còn nhỏ cha mẹ chưa thấy hết được hậu quả của hành vi đánh con. Nhưng khi lớn hơn, nếu vẫn tiếp tục bị đánh trẻ sẽ có những phản ứng chống đối như: không học, không làm bài, nhiều khuyết điểm, lấy tiền đi chơi, làm những điều trái với mong đợi của cha mẹ. Thậm chí có những trẻ trở nên lỳ lợm, bất cần đời. Khi ấy những trận đòn roi cũng không còn tác dụng răn đe, cha mẹ cảm thấy bất lực trong việc dạy con.
Khi thấy trẻ có biểu hiện xa lánh mình, cha, mẹ nên tìm ra nguyên nhân, thay đổi cách cư xử với con. Điều này rất cần sự kiên trì, cha mẹ hãy dành thời gian chơi với con nhiều hơn, không nên tức giận. Khi trẻ mắc lỗi thì không quát mắng hay đánh mà giải thích cho con hiểu như thế là sai, lựa chọn những hình thức kỷ luật khoa học...
Đánh con cũng là một dạng bạo hành trong gia đình, đặc biệt là việc đánh con vô cớ, giận cá chém thớt. Hơn nữa trẻ chưa hiểu được bản chất của việc đánh, mà chỉ thấy đau. Vì thế theo tiến sĩ Bưởi, trong việc dạy trẻ điều quan trọng nhất là khiến con tôn trọng mình chứ không phải là sợ hãi.
Theo VnE
- Trò chuyện với bé trước khi đi ngủ tốt hơn đọc sách (15:30:00 01/07/2009)
- Cách nhỏ thuốc tai cho bé (15:29:00 28/06/2009)
- Phòng tiêu chảy cho bé (00:34:00 26/06/2009)
- Phòng viêm phổi mùa hè cho bé (19:10:00 23/06/2009)
- Phát ốm vì nằm đệm nước (15:08:00 22/06/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |