- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Những trường hợp bé phải dùng Aspirin
Một bà mẹ sau khi nhận thuốc cho con, vội vàng tới bàn tư vấn: 'Thưa dược sĩ, Aspirin thường không sử dụng cho trẻ nhưng sao con tôi phải uống thuốc này? Uống như vậy có hại gì cho bé không?'
Tác dụng của Aspirin Aspirin thường dùng dưới dạng bột pha dung dịch uống với hàm lượng 100mg, 250mg, 500mg, 1g hoặc dạng viên bao tan ở ruột.
Những trường hợp cho bé sử dụng thuốc Aspirin
Vì là thuốc có tác dụng “3 trong 1”: kháng viêm, hạ sốt và giảm đau nên Aspirin được sử dụng rộng rãi trong các bệnh có đau hoặc sốt như: nhức đầu, đau răng, đau sau phẫu thuật, chấn thương, viêm khớp.
Aspirin được sử dụng trong một số bệnh lý Nhi khoa như:
Bệnh thấp là một bệnh xảy ra sau khi nhiễm liên cầu khuẩn, gây viêm nhiều cơ quan như tim, khớp. Bệnh thấp nếu không được điều trị đúng có thể dẫn đến tổn thương các van tim gây bệnh hẹp hở van tim hậu thấp.
Viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên: thường xảy ra ở trẻ dưới 16 tuổi, là tình trạng viêm khớp mạn tính đi kèm với sốt, mệt, sụt cân.
Điều trị như một chất kháng đông trong các bệnh có liên quan đến huyết khối như bệnh cơ tim giãn nở.
Bệnh Kawasaki: là bệnh viêm không đặc hiệu các mạch máu nhỏ đến trung bình, gây di chứng nặng nề trên mạch vành (mạch vành là mạch máu dẫn máu nuôi tim). Đây chính là lý do bệnh nhi kể trên phải dùng Aspirin nhằm giảm bớt tổn thương ở mạch vành.
Tác dụng phụ của thuốc Aspirin
Trừ những trường hợp cần thiết dùng thuốc Aspirin như nêu trên, Aspirin đã được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ dưới 16 tuổi vì những tác dụng bất lợi sau đây:
- Cho trẻ em dùng aspirin khi đang mắc các bệnh do virus, đặc biệt là cúm hoặc thủy đậu sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reyes. Đây là bệnh cảnh nặng và có thể dẫn đến tử vong.
- Aspirin làm hàng rào bảo vệ dạ dày bị suy yếu, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương bởi axit dịch vị. Đặc biệt khi sử dụng lâu dài hay ở những trẻ có bệnh loét dạ dày - tá tràng có thể gây xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, đe dọa tính mạng.
- Aspirin còn ức chế sự kết tập của tiểu cầu làm tăng nguy cơ chảy máu bất thường nên không được sử dụng khi trẻ bị chứng máu khó đông, sốt xuất huyết..
- Aspirin có thể gây hen, nổi mề đay và phản vệ. Không sử dụng Aspirin khi trẻ có cơ địa dị ứng, đã từng dị ứng với aspirin hay một thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen, diclofenac. Trẻ bệnh hen không được dùng aspirin vì cơn hen có thể trở nên trầm trọng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
- Dùng lâu dài có thể gây hội chứng buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, lú lẫn.
Lưu ý: Do đó các bậc phụ huynh không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc Aspirin mà không có chỉ định của bác sĩ điều trị.
Lưu ý khi sử dụng Aspirin
- Nên uống Aspirin sau bữa ăn, uống với nhiều nước hoặc sữa; nên sử dụng dạng viên bao tan ở ruột, viên phóng thích chậm.
- Dạng viên bao tan ở ruột như Aspirin PH 8, viên phóng thích chậm khi dùng không được nhai viên thuốc, không nghiền nát viên thuốc hoặc tán nhỏ hay hòa tan viên thuốc với nước mà phải uống cả viên.
- Thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ ngay nếu có một trong những dấu hiệu xuất huyết đường tiêu hóa sau:
+ Đau bụng.
+ Nôn ra máu hoặc chất nôn ra có màu như bã cà phê.
+ Phân có màu nâu, đen.
Lưu ý: Nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn trước khi cho bé dùng một thuốc nào đó cùng lúc với Apirin.
DS. Nguyễn Thị Bích Nga (BV Nhi Đồng I)
- Thêm bệnh vì tự ý bổ sung vitamin (07:46:00 26/08/2008)
- Bé gặp tai nạn trong nhà gia tăng (07:45:00 22/08/2008)
- Thận trọng khi tắm cho bé (15:13:00 20/08/2008)
- Tai nạn từ đồ chơi cho bé (18:20:00 18/08/2008)
- Phát hiện sớm bé mắc bệnh tự kỷ (14:35:00 16/08/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |