- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Chăm sóc toàn diện răng bé
Ngay từ những chiếc răng sữa, nếu không biết chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho bé đúng phương pháp có thể dẫn tới những hậu quả như: răng mọc khểnh, răng hô, răng mọc lệch, viêm nướu và đặc biệt là sâu răng…
Vệ sinh răng miệng
Bé khó có thể tự mình làm sạch răng tốt được. Do đó, cha mẹ của bé phải chải răng cho con khi bé còn quá nhỏ và nên cùng chải răng với bé khi bé lớn hơn. Hướng dẫn cho bé cách sử dụng chỉ tơ nha khoa đúng cách để làm sạch kẽ răng.
Chải răng đúng cách và đúng thời điểm: tốt nhất nên chải răng ngay sau khi ăn, ngay cả khi chỉ ăn bánh kẹo, hoặc ăn vặt.
Hạn chế các thói quen xấu
Hạn chế cho bé ăn bánh, mứt, kẹo và những thức ăn chứa nhiều đường. Không nên để cho bé có thói quen bú bình và ngậm bình sữa hoặc nước hoa quả hay nước ngọt ngậm trong miệng những lúc bé đi ngủ nhất là ban đêm.
85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng
Báo cáo mới đây của các chuyên gia tại Hội thảo khoa học về răng hàm mặt cho thấy tình trạng trẻ em Việt Nam bị sâu răng thuộc loại cao nhất thế giới (theo điều tra của Liên đoàn Nha khoa quốc tế) và đang ở mức báo động đỏ.
Theo ước tính khoảng 85% trẻ em từ 6 đến 12 tuổi bị sâu răng, ở tuổi trưởng thành trung bình mỗi người có 8 răng bị sâu.
Cả nước hiện có trên 60% trẻ em và trên 50% người lớn chưa từng đi khám răng miệng tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Khám răng định kỳ
Nên cho bé đi khám bác sĩ răng hàm mặt lần đầu tiên khi bé được 6 tháng tuổi. Sau đó, khi bé được 1 tuổi nên bắt đầu đưa bé đi khám răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện bất kỳ những dấu hiệu bất thường ở giai đoạn sớm. Không nên chờ đến khi bé có răng sâu hay đau răng mới đến bác sĩ răng hàm mặt.
Cha mẹ không được tự ý mua thuốc nói chung và nhất là kháng sinh tetracycline cho con uống, không cho bé dưới 10 tuổi sử dụng bất kỳ loại tetracycline nào, vì những loại thuốc này sẽ ảnh hưởng đến men răng của bé gây tình trạng vàng răng vĩnh viễn do thuốc.
Vấn đề ăn uống
Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự ăn uống và thực phẩm có vai trò lớn đối với quá trình mọc răng, sự vững chắc của răng cũng như các bệnh răng - miệng. Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, đặc biệt là đảm bảo chất canxi ngay từ giai đoạn mang thai.
Chế độ ăn của bé cũng rất quan trọng. Trong 3 năm đầu tiên, chế độ dinh dưỡng cân đối rất cần thiết cho sự phát triển một hàm răng khỏe mạnh. Dinh dưỡng tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của răng và nướu. Chú ý ăn các loại thức ăn có tác dụng làm sạch răng chẳng hạn như: cà rốt, phomat, các loại cá, các loại rau quả nhiều vitamin C (như cà chua, cam, chanh, bưởi...).
Không nên cho bé nhỏ uống nhiều nước hoa quả mà nên thay vào đó là cho các bé uống sữa. Càng uống nhiều nước ngọt, càng dễ hỏng men răng. Nước uống có gas uống nhiều có thể bị mòn men răng.
Khi nào bắt đầu chăm sóc răng miệng cho bé
Nhiều bà mẹ có quan niệm sai lầm “hàm răng sữa không quan trọng” vì sau đó bé thay răng vĩnh viễn. Họ không biết rằng chất lượng của một hàm răng sữa lại ảnh hưởng nhiều đến những răng vĩnh viễn sau này. Nếu chăm sóc răng sữa không tốt sẽ gây răng bị sâu, sún và trong tình trạng này, bé thường phải nhổ răng sữa sớm. Nhổ răng sữa quá sớm còn làm những răng lân cận bị xô đẩy, chức năng nhai kém, xương hàm nhỏ đi không đủ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc. Do đó, các bậc cha mẹ cần lưu ý nhổ răng sữa đúng thời điểm, tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.
Trước khi bé có răng (6 tháng tuổi)
Bạn nên bắt đầu làm sạch miệng của bé ngay cả khi bé vẫn chưa mọc răng.
Luôn luôn làm sạch nướu sau khi cho bé bú. Cho bé uống nước ngay sau khi bú mẹ hoặc sau khi bú bình sữa, nên cho bé bú bình nước để tráng miệng. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu sau khi cho bé bú hay ăn.
Sau khi bé có răng
Nếu bé chưa có hoặc mới mọc răng, chưa biết cách súc miệng và nhổ ra, cha mẹ có thể cho bé uống nước để súc miệng sau khi ăn. Dùng gạc quấn quanh ngón tay nhúng vào nước sạch để chùi răng, nướu cho bé, chú ý chùi cả bên trong lẫn bên ngoài.
Khi bé có vài răng sữa, mẹ bé có thể dùng gạc thấm nước để lau răng cho bé sau khi ăn. Khi bé có nhiều răng hơn và bé biết nhổ nước, thì chúng ta có thể dùng bàn chải nhỏ có lông mềm với kích thước nhỏ thấm nước hoặc kem đánh răng dùng cho bé để chải răng cho bé sau các bữa ăn.
Giúp bé chải răng cho đến khi bé được 3 tuổi, rồi khuyến khích bé tự chải lấy nhưng dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của bạn, hướng dẫn bé cách chải răng đơn giản như động tác xoay tròn với biên độ nhỏ. Bạn nên luôn luôn kiểm tra, hướng dẫn bé cần phải đánh răng cho đúng cách.
Không nên cho bé nhỏ sử dụng bàn chải điện quá sớm, tốt nhất là khi bé 4 tuổi trở lên và phải được người lớn hướng dẫn kỹ.
Với bé dưới 3 tuổi, nên cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng bé có chứa fluor. Bé rất dễ nuốt phải kem khi đánh răng. Việc nuốt thường xuyên kem chứa fluor có thể khiến bé mắc chứng nhiễm fluor, men răng trở nên đục và có thể bị nhuộm màu. Trường hợp nặng có thể gây khiếm khuyết cấu trúc răng.
Tập cho bé có thói quen chải răng đúng cách với kem đánh răng có fluor, ít nhất 2 lần mỗi ngày, buổi sáng và trước khi đi ngủ và thường xuyên dùng chỉ nha khoa. Mỗi lần đánh chỉ cần một lượng nhỏ kem đánh răng có fluor bằng hạt đậu là đủ. Hướng dẫn bé súc miệng và nhổ hết kem đánh răng ra sau khi đánh răng.
Chọn bàn chải và kem đánh răng
Nên chọn bàn chải đầu tròn, có sợi lông thật mềm được dành riêng cho bé bé thì sẽ ít làm tổn thương đến các mô nuớu hay làm tổn thương bề mặt răng.
Các bé miệng nhỏ nên chọn loại bàn chải nhỏ, phần đầu bàn chải khoảng 1,5cm, có bờ tròn để khỏi làm tổn thương nướu răng. Ngày nay, có rất nhiều bàn chải với màu sắc và thiết kế rất ngộ nghĩnh làm thúc đẩy bé muốn chải răng nhưng nên nhớ chọn cho bé loại bàn chải được thiết kế cấu trúc và kích cỡ phù hợp vừa với lứa tuổi của bé để khuyến khích bé chải răng.
Nhiều loại kem đánh răng bé có mùi vị phù hợp với vị giác của bé để khuyến khích bé chải răng, nhưng nên chọn cho con bạn kem đánh răng phải không cay, hơi ngọt và có mùi thơm và mùi vị mà cháu thích nhất .
Dùng kem đánh răng có chứa chất fluor cũng rất quan trọng vì chất fluor làm giảm vi khuẩn, cũng như tái khoáng hóa bề mặt răng, làm cho chúng chắc, khỏe hơn.
ThS.BS. Nguyễn Quốc Dũng
- Không nên tắm lá, chanh cho bé (16:45:00 04/09/2008)
- 'Kiêng' chết cả con (11:54:00 01/09/2008)
- TPHCM bùng phát dịch viêm tiểu phế quản ở trẻ (07:36:00 29/08/2008)
- 7 cách phát triển IQ cho bé (15:45:00 28/08/2008)
- Những trường hợp bé phải dùng Aspirin (11:07:00 27/08/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |