Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Bé nhập viện vì dùng sai thuốc

07:20:50 28/05/2008

Theo thống kê, hàng năm BV Nhi đồng 1 tiếp nhận khoảng 3.000 ca cấp cứu vì phụ huynh sử dụng thuốc cho trẻ không đúng.

Gần 50% cho con uống thuốc theo kinh nghiệm

Trung bình mỗi trẻ có thể mắc bệnh khoảng 6 lần/năm, cá biệt có trẻ mắc bệnh đến 20 lần/năm. Các bệnh thường mắc phải ở trẻ em là bệnh về đường hô hấp (59,29%) và bệnh về tiêu hóa (21,90%).

Do đây là những bệnh thường tái phát, chỉ dùng thuốc đường uống, chăm sóc và theo dõi tại nhà nên khi trẻ mắc bệnh, nhiều bà mẹ tự mua thuốc. Chính vì thế, mặc dù có 90,24% bà mẹ có kiến thức về thuốc, trong đó, tỉ lệ biết về thuốc có thể gây hại cho trẻ là  82,14%, về dị ứng do thuốc và ngộ độc do thuốc là 63,33% nhưng tỉ lệ tai biến do dùng thuốc sai lên đến 68,4% (gồm 287ca/420ca).

Nguyên nhân của sự hiểu biết về thuốc chưa đầy đủ là do thói quen, tập quán - đi mua thuốc cho trẻ uống theo kinh nghiệm của mình khi bị bệnh  (48,57%) hoặc do nghe theo lời chỉ dẫn của những người xung quanh (16,43%). Những điều này dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống ói hay thuốc kháng viêm và có thể làm trẻ bị lờn thuốc.

Ngay cả việc cho uống thuốc, nhiều bà mẹ không cần kiểm tra loại, liều thuốc trước khi cho trẻ uống (>30%) dẫn đến nguy cơ ngộ độc thuốc không cố ý và có nhiều phụ huynh không biết rằng thuốc có thể gây hại cho trẻ (19,52%).

Ngoài ra, có đến 39,29% trường hợp tự ý bỏ hay tăng liều thuốc, hoặc sử dụng lại toa cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác uống, thậm chí có người còn cho trẻ uống thuốc của người lớn.

Cách thức cất giữ thuốc cũng cho thấy có vấn đề. Thường thuốc được để ở những nơi thuận tiện, khi cần dễ lấy. Ngoài ra, việc người lớn uống thuốc trước mặt trẻ, gọi thuốc là kẹo, cho trẻ ngậm chơi mọi thứ… đã trở thành những nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới các tai nạn liên quan đến thuốc ở trẻ.

Kết quả này rút ra từ cuộc nghiên cứu về “Thực trạng sử dụng thuốc tại nhà cho trẻ” trên 420 bệnh nhi ở BV NĐ1, kéo dài từ tháng 9/2007 đến tháng 3/2008 của điều dưỡng  Nguyễn Thanh Thụy Trâm và tập thể Điều dưỡng khoa nội tổng quát 1 BV Nhi đồng 1 được công bố tại Hội thi Nghiên cứu khoa học điều dưỡng nhi khoa lần III năm 2008.

Để tránh những tai nạn thương tâm

Trong thời gian qua, tại bệnh viện Nhi đồng 1 đã cấp cứu thành công nhiều ca tai nạn do thuốc như: Trường hợp trẻ 3 tuổi, ăn nhầm thuốc diệt chuột, có dạng hạt cốm với nhiều màu sắc đẹp đặt ở góc nhà, hay trường hợp bà cho cháu uống nhầm thuốc súng để trong tủ thuốc gia đình hoặc ca trẻ 9 tuổi uống nhầm thuốc trị tâm thần.

Để tránh những tai nạn thương tâm cho trẻ, các bậc phụ huynh cần để các loại thuốc xa tầm với của trẻ hay ở những nơi trẻ không nhìn thấy được, hoặc cất trong tủ thuốc có khóa, vì trẻ tò mò lại luôn thích cho vào miệng tất cả những thứ gì nhặt được.

Bên cạnh việc đưa con đi khám, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và chỉ dùng thuốc theo đơn đi kèm với lần khám đó, phụ huynh cần đọc kỹ nhãn thuốc, liều dùng trước khi cho trẻ uống thuốc, để cho trẻ uống đúng loại cũng như đủ liều phù hợp với trẻ.

Theo Dân Trí

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo